THIẾT KẾ NHÀ Ở KẾT HỢP VĂN PHÒNG VÀ KINH DOANH

Một số gia đình có mặt sàn rộng thường đặt trụ sở công ty do thành viên quản lý ngay tại ngôi nhà của mình. Một số khác có định hướng cho thuê mặt bằng nên đã lên ý tưởng thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng hoặc mặt bằng để kinh doanh, Vậy trong xây dựng, nhà ở kết hợp văn phòng có điểm gì khác biệt so với nhà ở thông thường và chúng ta cần lưu ý những gì cho công trình đặc thù này, hãy cùng F&Việt nam tìm hiểu dưới dây.
II. Định hướng xây nhà phố kết hợp kinh doanh
Vị trí xây dựng
Để phục vụ mục đích kinh doanh và đảm bảo đi lại dễ dàng.Nên chọn mảnh đất xây nhà nằm ở vị trí giao thông thuận tiện.Có mặt tiền hướng ra đường lớn, đặc biệt tốt hơn nếu mảnh đất nằm ở giao lộ ngã ba, ngã tư, như vậy nhà sẽ có 2 hoặc 3 mặt tiền.
Với những ngôi nhà ở vị trí không thuận tiện, giải pháp đưa ra là tạo kiến trúc nổi bật so với các công trình lân cận để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Về tính chất công trình
Để có một ngôi nhà phố kết hợp kinh doanh thuận tiện, hiệu quả thì diện tích đất, sàn thi công phải rộng rãi chứ không nên quá chật hẹp. Ngoài nhà phố, biệt thự phố hay biệt thự nhà vườn cũng có thể sử dụng để ở kết hợp kinh doanh.
Tính thẩm mỹ Nhà phố 3 tầng
Không xa hoa, lộng lẫy giống như biệt thự, nhà phố thường mang tính chất bình dân.
Tuy nhiên, khi được thiết kế với mục đích kết hợp kinh doanh, ngôi nhà cần phải có diện mạo sạch sẽ, tươm tất, mang lại cảm giác yêu tâm cho khách hàng.
Luôn có tầng hầm/tầng trệt để làm nơi gửi xe
Khi bạn xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng cũng có nghĩa là số lượng người ra vào có thể lên tới vài chục đến hàng trăm người mỗi ngày và có nơi để lưu giữ, bảo quản phương tiện cho người qua lại là điều bắt buộc. Tùy vào nhu cầu và sở thích, bạn có thể thiết kế nơi để xe là tầng hầm hoặc tầng trệt và đừng quên chú trọng đến độ thoáng gió cũng như công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực này để đảm bảo độ an toàn cho cả công trình.
Bố trí khu vực văn phòng phía dưới, khu vực sinh hoạt (nhà ở) phía trên.
Đây là nguyên tắc bắt buộc trong việc xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng. Thông thường, các văn phòng cho thuê và mặt bằng để kinh doanh được bố trí ở tầng 1-2-3-4, khu vực mà các nhân viên cũng như quan khách có thể dễ dàng lên xuống, đi lại. Ngược lại, khu vực sinh hoạt của gia đình thì nên bố trí ở những tầng cao, nơi đòi hỏi sự yên tĩnh và đặc tính riêng tư cần có. Thêm nữa, việc di chuyển của các thành viên gia đình khi lên xuống thường mang tính chất cá nhân và ít gây ảnh hưởng đến các văn phòng phía dưới. Chính sự bố trí hợp lý này đã làm cân bằng những yếu tố cần và đủ của không gian tích hợp cùng lúc hai chức năng: văn phòng, làm việc và nhà ở.
. Lưu ý đến hệ thống lưu thông gió và cây xanh
Vì công trình có tần suất hoạt động cao, lưu lượng người ra vào và số lượng người có mặt thường xuyên là khá lớn nên khi thiết kế, bạn cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống lưu thông gió để giảm thiểu sự ngột ngạt hoặc bế tắc mùi. Thông thường, cửa đón gió vào phải có diện tích lớn hơn cửa thoát gió và nếu như cửa thoát gió nằm ở phía trên thì cửa đón gió phải nằm phía dưới, sát chân tường để khi không khí lưu thông, chúng ta cảm nhận được sự thoáng mát. Ngoài ra, vì đây là môi trường văn phòng nên việc xuất hiện mùi thức ăn là điều tối kị, chính vì vậy trong sinh hoạt bếp núc hằng ngày của gia đình, luôn đảm bảo bật chế độ hút và khử mùi, đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, không ám mùi, gây ảnh hưởng đến công việc của văn phòng bên dưới.
Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn khí có lợi và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn, đừng bỏ qua việc bố trí cây xanh ở ban công cho công trình của bạn.
. Thiết kế nguồn điện công suất lớn, an toàn
Khi có thêm văn phòng làm việc thì công suất sử dụng điện hằng tháng của nhà ở thường ở mức tương đối lớn. Nếu sử dụng vượt quá công năng cho phép sẽ dẫn đến việc nhảy aptomat liên tục, gây ảnh hưởng đến công việc của khu vực văn phòng hoặc điện quá yếu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng, bạn cần sự tư vấn của các chuyên gia để đảm bảo đo lường lượng điện năng sử dụng phù hợp và xây dựng một hệ thống điện có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu, đồng thời đảm bảo sự an toàn tuyệt đối nhằm đảm bảo nguy cơ chập điện hay cháy nổ xảy ra.
. Xây dựng theo phong cách hiện đại, sơn màu nội ngoại thất nền nã
Nếu xây dựng nhà ở chỉ phục vụ cho gia đình thì bạn có thể lựa chọn theo nhiều phong cách thiết kế khác nhau, tuy nhiên nếu sử dụng làm văn phòng cho thuê hoặc làm văn phòng cho công ty gia đình thì phong cách hiện đại, tinh giản mà vẫn đẹp thanh lịch là lựa chọn số 1 bởi nó phù hợp với nhiều văn phòng khác nhau, nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tương tự thế, để đảm bảo phù hợp với mỹ quan của nhiều người, nhiều doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn màu sơn nội ngoại thất nhã nhặn như xanh pastel, kem sáng, trắng, đen, vàng kem… Đây là những màu sắc dễ phối đồ cho nội thất lại tạo cảm giác dịu mắt nên có thể làm hài lòng được nhiều người và làm tăng cơ hội lựa chọn của các doanh nghiệp dành cho công trình của gia đình bạn.
MỘT VÀI MẪU NHÀ Ở KẾT HỢP VỚI KINH DOANH
 
 
Để được tư vấn thiết kế thi công xây mới và sửa chữa cải tạo biệt thự liền kề, nhà ở,nhà hàng, cafe …..quý khách liên hệ
Mọi thông tin liên hệ
Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam
Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20, KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện Thoại: 024 6296 4626, 0862.399.529
Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com

Tin Liên Quan