Ban công là một không gian quan trọng của một ngôi nhà, là nơi nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu như không có ban công thì ngôi nhà sẽ rất khó chịu, bí bách và thiếu khí trời. Thử nghĩ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngồi dưới ban công nghe nhạc, đọc sách, ngắm trời ngắm đất thì thật là tuyệt vời không? Bởi vậy, ban công luôn được gia chủ để ý đến cách thiết kế sao cho hài hòa và thu hút nhất.
Chúng ta vẫn thường hay nói tới từ ban công, nhưng đôi khi vẫn không biết nguồn gốc chính xác của từ này. Thật ra, từ ban công được lấy cảm hứng từ một từ vựng của tiếng Pháp là từ “Balcon”. Từ này khi dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là một kiến trúc trong một ngôi nhà. Hay tòa nhà nằm ở trên cao và nhô ra ngoài tầng gác, có lan can. Chúng tiếp giáp với các phòng phía trong nhà bởi cửa thông.
Thông thường, với kiến trúc của người Việt Nam thì ban công sẽ được xây dựng từ tầng 2 trở lên. Còn đối với tầng 1 họ thường không gọi là ban công mà gọi là hè hoặc hiên nhà. Ban công dù chỉ là một không gian nhỏ thôi nhưng cũng có rất nhiều phong cách thiết kế và kiến trúc đa dạng.
Ban công theo thiết kế chung của ngôi nhà
Thiết kế chung ngôi nhà là yếu tố quyết định đến hình dạng của ban công:
– Ví dụ với các phong phong cách cổ điển thì ban công thường rộng và được tiết trang trí bằng những phù điêu và phào chỉ cầu kỳ. Đi kèm lan can có thể bằng thép hoặc nhôm đúc tạo độ cong với nhiều chi tiết tỉ mỉ làm hoạ tiết trang trí.
– Với kiến trúc hiện đại, hình dạng ban công đơn giản hơn với những đường thẳng mạnh mẽ với cách phối màu thích hợp tạo nên điểm nhấn. Có thể sử dụng những vật liệu mới như kính hoặc đá tạo nên một phong cách độc đáo cho ngôi nhà thêm sang trọng.
Các chi tiết trang trí ban công thường được thiết kế sao cho đồng bộ với cửa sổ, cầu thang. Thông thường kích thước về độ cao lan can là từ 1,1 m trở lên; khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không được quá 10 cm. Với những gia đình có con nhỏ, hoàn toàn không nên sử dụng lan can là những chấn song nằm ngang với khoảng cách rộng.
Xác định công năng khi thiết kế ban công
Trước khi thiết kế ban công gia chủ cần xác định rõ công năng sử dụng, nơi đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, để trồng cây xanh, hay là phơi quần áo…? Từ đó mới cách để thiết kế và trang trí ban công phù hợp:
– Nếu xác định là nơi để ngồi thư giãn mỗi khi trời mát, việc bố trí một chiếc bàn ghế nhỏ hoặc sofa mini là điều cần thiết.
– Trường hợp xác định để trồng cây xanh, xây các bồn hoặc chậu trồng cây hợp lý theo từng chủng loại cây
Tính toán về trọng lượng hợp lý
Cần tính được trọng lượng của những vật dụng bạn dự định đặt ở ban công, trọng lượng cần nhẹ để đảm bảo không bị quá tải so với sức chịu đựng của kết cấu. Dự tính lượng nước mưa tối đa, để thiết kế hệ thống thoát nước, tránh tình trạng nước ứ đon gây gây thấm dột, hoặc chảy ngược vào nhà khi bị quá tải.
Cây xanh trong thiết kế ban công
Cũng tương tự ở các không gian khác, sử dụng cây xanh ở ban công sẽ mang đến một không gian đầy sinh động. Có tác dụng lọc khói, bụi từ môi trường, đồng thời còn là một nguồn rau quả đầu thú vị nếu chọn đúng chủng loại và chăm sóc đúng cách.
– Ban công có nhiều ánh nắng, gió nên cần chọn những chủng loại phù hợp để trồng. Một số cây có khả năng chịu nắng tốt như xương rồng, hoa 10 giờ, hoa sứ, vạn niên tùng,…
– Ban công có kích thước không lớn do đó chỉ có thể lựa chọn những loại cây trồng có kích thước nhỏ, một số loại dây leo là lựa chọn đáng quan tâm. Một số loại cây phù hợp như tóc tiên, huỳnh anh, cỏ lạc…
– Nên thiết kế hệ thống tưới nước tự động sẽ giảm được công chăm sóc hàng ngày.
Hệ thống chiếu sáng cho ban công
Ban công có không gian đơn điệu thiếu ánh sáng sẽ làm tất cả cảm xúc không tốt, đồng thời là nơi trú ẩn của muỗi, có thể dùng hệ thống chiếu sáng để cải thiện điều đó. Hệ thống đèn chiếu sang hợp lý khiến ban công của bạn trở nên lung linh huyền ảo về đêm.
Một số thiết kế ban công đẹp