Một khối bê tông đổ được bao nhiêu mét vuông Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều gia chủ đang có ý định xây nhà đang phải đau đầu suy nghĩ và loay hoay tìm giải pháp khắp nơi. Hãy cùng F&B Việt Nam tìm hiểu dưới dây.
Bê tông là gì ?
Bê tông là hỗn hợp gồm nhiều vật liệu khác nhau như các loại cát, sỏi, đá, răm, xi măng, vôi silic, thạch cao, nước,.. được trộn theo một tỉ lệ thích hợp. Khi đông cứng tạo thành một khối vững chắc gọi là bê tông.
Tầm quan trọng của bê tông đối với công trình xây dựng
Việc sử dụng bê tông là một sự lựa chọn vô cùng hữu ích cho các công trình nhằm đảm bảo chất lượng của công trình trong thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng bê tông cho công trình chủ thầu và chủ đầu tư còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho chủ đầu tư. Bê tông giúp quá trình thi công diễn ra nhanh và hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian đã định trong hợp đồng giữa 2 bên. Nhờ có thi công khoa học công nghệ bê tông mà thị trường Việt Nam đã khẳng định và đánh dấu những bước đi khả quan tạo ra những công trình kiến trúc chất lượng nhằm khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực xây dựng
Quy trình đổ bê tông diễn ra như thế nào?
Đổ bê tông cột
Trước tiên cần đưa bê tông vào khối đổ qua cửa thông qua máng đổ, cần chú ý chiều cao bê tông khi rơi xuống không quá 2m. Đầm được đưa vào trong theo phương thẳng đứng, cần sử dụng đầm dùi, chiều sâu mỗi lớp bê tông là từ 30 đến 50cm với thời gian là khoảng 20 đến 40s. Cần chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép. Trong khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ đọng ở đáy cột, vì vậy để tránh trường hợp này trước khi đổ bê tông ta nên đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng từ 10 – 20cm.
Đổ bê tông dầm
Trong các công trình thi công nhà ở dân dụng, thì chiều cao của dầm không được vượt quá 50cm, người ta thường đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Dầm thường được đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m và đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các đoạn kế tiếp.
Còn khi đổ bê tông toàn khối dầm, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3-5cm, thì ta nên dừng lại từ 1- 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót, sau đó mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản sàn.
Đổ bê tông sàn
Cấu tạo của sàn giống như một tấm lưới ô vuông bằng thép. Do đó, sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách giữa các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày. Chiều dày sàn thường từ 8 đến 10cm. Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông cốt thép, mỗi dải có chiều rộng từ 1 đến 2m. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.
Cách tính một khối bê tông đổ được bao nhiêu mét vuông
Ta áp dụng công thức tính thể tích:
V = DxRxH
Trong đó:
- V: là thể tích của bê tông ở đây đang tính là 1 khối (1m3).
- D: chiều dài của nhà xưởng
- H: chiều cao (chiều dày) của lớp bê tông nhà xưởng của bạn.
Từ công thức trên ta suy ra: => (DxR) = V : H
Ví dụ: bạn dự kiến đổ sàn bê tông nhà mình dày 20cm (20 phân) tức 0,2m. Cách tính sẽ như sau:
Áp dụng công thức trên ta có: S = V : H
Với :
V = 1 khối (1m3)
H = 0,2 m (20cm)
=> S= ( 1: 0,2) = 5m2.
Kết luận: Vậy 1 khối bê tông sẽ đổ được 5m2 sàn bê tông với chiều dày 20cm
Cách tính lượng bê tông cần cho diện tích nhà
Để tính lượng bê tông chuẩn xác nhất cho nhà xưởng hoặc nhà ở của bạn chỉ cần áp dụng công thức: V= DxRxH
Ví dụ: bạn cần đổ bê tông cho nhà mình với chiều dài là 40m và chiều rộng là 20m, lớp bê tông sàn dự kiến dày 20cm (0,2m).
Thì lượng bê tông cần là:
V = D X R X H = 40 x 20 x 0,2 = 160 ( khối bê tông).
Bạn chỉ cần áp dụng công thức trên thì bạn có thể tính được khối lượng bê tông cần cho xưởng mình.
Tỷ lệ trộn bê tông theo nhà sản xuất
Chúng ta sẽ lấy ví dụ công trình sử dụng xi măng có vỏ bao ở trên để tính toán tỷ lệ trộn cho:
- Bê tông mác 200: 341 (kg- xi măng) – 0,447 (m3 – cát vàng) – 0,838 (m3 – đá 1×2) – 195 lít nước.
- Bê tông mác 250: 341 (kg- xi măng) – 0,447 (m3 – cát vàng) – 0,838 (m3 – đá 1×2) – 195 lít nước