Độ dốc mái nhà có ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể kiến trúc của công trình nên luôn được gia chủ đặc biệt quan tâm khi xây dựng nhà. Một ngôi nhà có độ dốc mái phù hợp sẽ được đảm bảo về độ bền, mái thoát nước tốt, hạn chế tình trạng nước đọng, ùn ứ. Độ dốc mái nhà là bao nhiêu?
Độ dốc mái nhà là gì?
Độ dốc mái chính là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng theo một tỷ lệ tiêu chuẩn hay còn được hiểu là tỷ số giữa chiều cao và chiều dài của mái. Khi xây dựng độ dốc mái phải được tính toán kỹ lưỡng và cẩn trọng để tăng khả năng thoát nước nhanh chóng mỗi khi trời mưa, hạn chế tối đa tình trạng nước đọng lại gây thấm, dột, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Mỗi loại mái lại có một độ dốc khác nhau, phụ thuộc vào nguyên vật liệu làm ra chúng và kích thước ngôi nhà. Theo các chuyên gia xây dựng, mái nên đạt dốc tối thiểu là 10%. Tuy nhiên trên thực tế, gia chủ và nhà thầu xây dựng sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để tính toán độ dốc cho mái phù hợp nhất.
Tính độ dốc mái cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Để tính toán độ dốc cho mái đúng tỷ lệ tiêu chuẩn nhất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố sau:
Lưu lượng mưa trung bình tại nơi ở của bạn là một yếu tố quyết định rất lớn đến việc nên xây dựng độ dốc mái như thế nào cho hợp lý .
Nếu bạn sinh sống ở vùng có lượng mưa rải đều các tháng trong năm hoặc những vùng có lượng mưa rất lớn (đặc biệt là vào mùa mưa), mưa to dễ gây ngập lụt thì mái nhà của bạn phải có độ dốc tương đối. Ở những vùng khô hạn, có thể chọn mái nhà có độ dốc nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí.
Chiều dài của mái cho phù hợp để đảm bảo quá trình thoát nước được dễ dàng nhất.
Những ngôi nhà có diện tích nhỏ không nên làm mái quá cao vì như thế dễ làm mất thế cân đối của kiến trúc, giảm đi giá trị thẩm mỹ của công trình.
Cách tính độ dốc mái nhà trong xây dựng
Xét về tiêu chuẩn trong tính độ dốc mái nhà thì đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604:2012. Trích nguyên văn mục 4.2. Mái và cửa mái như sau:
Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:
– Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
– Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
– Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
– Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.
Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.
Cách tính độ dốc mái tôn
Công thức được áp dụng phổ biến nhất để tính độ dốc mái tôn là:
i= m x 100% = (H/L) x 100%
Trong đó i là độ dốc mái, m là hệ số độ dốc mái (m=H/L), H tương ứng với chiều cao mái và L là chiều dài mái.
Đối với mái tôn lợp nhà, công ty, phân xưởng phải đảm bảo i lớn hơn hoặc bằng 10%, tỷ lệ này đối với mái tôn lợp tầng hầm là 20%.
Độ dốc mái tôn nhà ống
Nhà ống thường có chiều dài lớn, chiều ngang hẹp và mái tôn được lợp ở trên tầng thượng của ngôi nhà. Để tránh việc gây mất thẩm mỹ, mái nhô lên quá cao thì độ dốc mái lý tưởng với trường hợp này là: 10 – 15%.
Độ dốc mái tôn nhà xưởng
Diện tích nhà xưởng thường khá lớn nên độ dốc tối thiểu là 10% còn tối đa có thể là 30%. Khi lợp tôn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn vì bên trong nhà xưởng thường có nhiều hàng hóa và thiết bị quan trọng.
Độ dốc mái ngói
Mái ngói thường sử dụng cho các công tình nhà dân dụng và cần có độ dốc cao hơn so với mái tôn để đảm bảo nước không hắt ngang vào các khe viên ngói gây thấm dột vào trong nhà. Hơn nữa, một mái nhà lợp ngói có độ dốc cao sẽ giúp ngôi nhà trông cao ráo, khang trang hơn.
- Cách tính độ dốc mái nhà bằng ngói Alpha.
Công thức đó là: alpha m = H/L = tan (alpha là độ dốc, H tương ứng với chiều cao mái còn L là chiều dài mái).
Công thức tính “tỷ lệ độ dốc vàng” qua các giá trị của Tag Alpha có sẵn như sau:
* Góc Alpha = 5 độ – tương đương với độ dốc 8%
* Góc Alpha = 10 độ – tương đương với độ dốc 17%
* Góc Alpha = 12 độ – tương đương với độ dốc 21%
* Góc Alpha = 15 độ – tương đương với độ dốc 26%
* Góc Alpha = 20 độ – tương đương với độ dốc 36%
* Góc Alpha = 25 độ – tương đương với độ dốc 46%
* Góc Alpha = 30 độ – tương đương với độ dốc 57%
* Góc Alpha = 35 độ – tương đương với độ dốc 70%
* Góc Alpha = 40 độ – tương đương với độ dốc 83%
* Góc Alpha = 45 độ – tương đương với độ dốc 100%
Tỷ lệ alpha được cho là hoàn hảo nhất nằm trong khoảng từ 30 đến 35 độ, khi đó mái sẽ dốc vừa phải, nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Cách tính độ dốc mái nhà đối với nhà mái ngói
i= H/L *100%= arctan
Trong đó, i là độ dốc mái,H/L lần lượt là chiều cao và chiều dài của mái.
Độ dốc mái ngói tối thiểu là 30% và tối đa thường chỉ đến 60%. Cụ thể:
– Đối với loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương có độ dốc ở mức 40%
– Đối với các loại ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc thì độc dốc sẽ không dưới 50%
– Đối với ngói xi măng thì độ dốc của mái dao động ở khoảng 45 – 75%.
Một số lưu ý khi tính độ dốc mái nhà
Độ dốc mái phù thuộc vào chất liệu mái
Với độ dốc mái làm bằng tôn chủ nhà cần chú ý tạo thêm các khe tản nhiệt (nhất là với những loại mái có độ dốc <6%) để tăng khả năng chống thấm. Trường hợp nếu bạn muốn giảm độ dốc của mái mà vẫn muốn đảm bảo khả năng chống thấm cao thì có thể ưu tiên sử dụng mái có sóng to, đây là phương pháp bạn có thể áp dụng cho cả mái tôn và mái ngói.
Lựa chọn độ dốc mái phù hợp với công trình
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều kiểu mái với hình dạng và màu sắc khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn. Khách hàng nên căn cứ vào tính chất công trình, mục đích sử dụng để thi công loại mái ưu việt nhất.
Nếu là mái lợp cho nhà máy, phân xưởng thì nên ưu tiên mái tôn với độ dốc tương đối tốt và giá thành cũng rất hợp lý. Còn với thiết kế nhà ở hoặc biệt thự thì bạn có thể cân nhắc sử dụng mái ngón cao cấp với chất lượng bền bỉ, chống nóng tốt, sang trọng, thời thượng.
Một số mẫu nhà có mái đẹp