Móng là kết cấu vô cùng quan trọng góp phần vào sự tồn tại của một công trình, Nếu như mái nhà ví như cành lá của cây, các phòng là phần của thân cây thì móng nhà là phần gốc rễ của thân cây, thân cây muốn khỏe mạnh vươn xa thì gốc rễ phải vững chắc chắn bám sâu vào đất. Vậy làm thế nào để thi công móng đúng kỹ thuật xây dựng đang là mối quan tâm của rất nhiều người chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ quy trình thi công móng nhé.
Khái niệm về móng
Khái niệm về móng nhà
Theo kinh nghiệm thi công thì móng nhà là phần bên dưới của ngôi nhà, được thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Vì phần móng nhà có vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà nên khi khi thiết kế, thi công các đơn vị thầu xây dựng thường rất chú trọng, kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết để đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người sử dụng…
Tùy theo nền đất, chiều cao của căn nhà mà chủ đầu tư sẽ chọn thi công móng móng đơn, móng băng, móng bè hay móng sâu (móng cọc).
Móng đơn: móng đơn phân bổ riêng lẻ trên mặt đất. Hình dạng móng rất đa dạng bao gồm: vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có giới hạn chịu lực ở mức trung bình nên có chi phí xây dựng rẻ, ít tốn nhân công và nguyên liệu. Móng thường được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mố trụ…
Móng băng: Đây là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình từ nhà cấp 4, nhà phố cho đến biệt thự nhờ dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải, khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.
Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún không đều thì ngoài việc đầm chặt đất thì người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.
Móng bè: là móng được trải rộng toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình xuống nền đất.
Móng cọc: là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới cùng nên móng thường được sử dụng cho các công trình biệt thự, nhà lớn. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.
Trước đây đối với quy trình thi công phần móng trên nền đất yếu, cần tải trọng lớn người ta thường sử dụng cọc tre, cọc tràm để đóng xuống nhằm gia cố nền đất. Khi khoa học kỹ thuật phát triển các nhà thầu ngày nay sử dụng cọc bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu lực.
Quy trình thi công móng chuẩn nhất
Chuẩn bị, dọn dẹp giải phóng mặt bằng
Trước ngày động thổ, nhà thầu và gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp đất đá, phát quang cây cối xung quanh vị trí công trình để đảm bảo tạp chất sẽ không lẫn vào vật liệu xây dựng. Lúc này nhà thầu cũng sẽ cho tập kết vật tư thiết bị, máy móc, nhân công xây dựng.
San lấp mặt bằng – đào hố móng
Sau khi giải phóng mặt bằng xong cần san lấp để tạo thành mặt phẳng thuận tiện cho việc đo đạc, xác định vị trí tim cột.
Dựa theo bản vẽ kỹ thuật, xác định được kích thước móng sau đó đào theo trục đã định sẵn.
Hố móng đã đào phải luôn được khô ráo, nếu đọng nước thì cần tìm cách xử lý như dùng máy bơm hút nước nếu nhiều, hoặc dùng vải để thấm nếu nước ít, không đáng kể,..
Đóng cọc tràm, bê tông
Với những công trình lớn như biệt thự, hay nhà xây trên nền đất yếu, đất ruộng, nhà thầu cần tiến hành đóng cọc. Vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách sẽ được xác định dựa trên hồ sơ thiết kế.
Đào đất hố móng, cột trụ
Dựa trên các vị trí đã đánh dấu khi đo đạc, thợ hồ sẽ tiến hành đào hố móng. Đây là hạng mục thi công đầu tiên khi xây dựng nên thợ phải dựa vào bản vẽ. Ngoài sử dụng tay, ngày nay các nhà thầu xây dựng còn dùng máy móc khi đào để giảm tải cho sức người. Sau đó là các công đoạn như nắn dòng chảy,lắp dựng và tháo dỡ các hệ thống bơm tát nước, thoát nước trong phạm vi công trình.
San sửa nền hố móng
Khi dùng máy đào móng, sẽ có một số nơi trong hố móng không được bằng phẳng, vậy nên thợ hồ phải dùng xẻng đào, lấp san hố móng cho thật bằng phẳng.
Thợ cũng sẽ tiến hành đập đầu cọc nếu công trình có ép cọc.
Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..
Dưới bê tông móng, các thanh giằng hoặc các kết cấu tiếp xúc với đất khác sẽ là lớp bê tông có mục đích lót móng. Vai trò của lớp bê tông này là ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp bên trên, đồng thời làm phẳng bề mặt hố móng. Ngoài ra, lớp bê tông móng sẽ hạn chế tối đa sự biến dạng của móng do tác động bên ngoài.
Lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước
Phần móng thép trước khi đưa vào thi công theo tiêu chuẩn phải được xem xét kỹ lưỡng. Cần tuân thủ quy trình kỹ thuật khi gia công như mối thép khi đan cần đan so le, dây buộc thép phải mới… để đảm bảo chất lượng cuối cùng.
Lắp cốp pha, tạo khuôn móng, giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
Ván được lắp xung quanh để tạo khuôn trước khi đổ bê tông. Việc lắp ván cần đến thợ chuyên môn để lúc đổ móng không bị phình hoặc rỗ, việc tháo ván cũng dễ dàng hơn.
Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể
Một công việc quan trọng trước khi đổ bê tông móng là kiểm tra nền và trộn vữa. Nếu nền có nước đọng thì phải làm khô trước khi đổ. Phải trộn đúng tỷ lệ cát, đá, xi măng và nước.
Bê tông cần được đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình.
Xây, trát tường móng, tường bể…
Kiểm tra, bảo dưỡng móng
Trên đây là quy trình thi công móng nhà cao tầng chung cho tất cả các loại móng,tuy nhiên với mỗi loại móng có sự khác biệt nhỏ như:
- Quy trình thi công móng cọc: chuẩn bị trước đào móng => đóng cọc => đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định => làm phẳng mặt bằng móng => kiểm tra cao độ và đổ bê tông lót => cắt đầu cọc => ghép cốp pha => đổ bê tông => bảo dưỡng và tháo cốp pha móng
- Quy trình thi công móng băng: đào đất hố móng theo thiết kế => làm phẳng hố móng => ghép cốp pha móng => đổ bê tông =>tháo cốp pha.
- Quy trình thi công móng bè: chuẩn bị trước khi đào móng => đào hố móng theo bản thiết kế => đổ bê tông lót => đổ bê tông móng => làm đan thép giằng móng => đổ bê tông giằng => bảo dưỡng và nghiệm thu
Móng sau khi xây xong cần được bảo dưỡng cẩn thận. Đối với những khu vực có thời tiết nóng thì cần được tưới nước thường xuyên. Trong thời gian mới xây xong, bê tông cần thời gian ninh kết và bám chặt vậy nên tránh những lực quá mạnh tác động lên móng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
Nếu Quý Gia Chủ muốn biết thêm về quy trình thi công móng dành cho nhà phố, biệt thự hoặc có nhu cầu thiết kế thi công hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ.
Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam
Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20 , KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện Thoại: 024 6296 4626, 0862.399.529
Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com
Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ và dự án F&B Việt Nam thi công tại các kênh truyền thông:
Fanpage: https://www.facebook.com/cdcfnbvietnam
Website:https://cdcfnbvietnam.com.vn/