An toàn lao động trong xây dựng là điều luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và công nhân tham gia xây dựng. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa sự cố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, tài sản, trang thiết bị xây dựng
An toàn xây dựng là gì?
Khoản 1 điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động trong thi công
An toàn trong lao động sản xuất là công việc vô cùng hệ trọng và là nguồn hạnh phúc nhất cho người lao động. Từ nhiều năm nay, nhà thầu thường xuyên quan tâm, chú trọng tới công tác an toàn lao động.
Nhà thầu có các biện pháp và các phương tiện hữu hiệu đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình trong suốt quá trình thi công. Công tác đảm bảo an toàn trong lao động được áp dụng tuân theo TCVN 5308 – 91: Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng.
Lãnh đạo các đơn vị thi công: Giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, trưởng các phòng ban, cán bộ chuyên trách an toàn lao động, phải thực hiện đúng đắn cũng như đầy đủ các chế độ trách nhiệm về bảo hộ lao động theo đúng các quy định hiện hành.
Công nhân phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau khi làm việc trên công trường:
Phải đủ tuổi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với từng loại nghề.
Đối với từng ngành nghề phải có giấy chứng nhận học tập cũng như kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp do Giám đốc đơn vị xác nhận.
Đối với từng điều kiện làm việc cụ thể thì người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân phù hợp theo chế độ quy định. Như giày áo mũ bảo hộ lao động
Riêng đối với những người tham gia lao động công ích, hoặc khách thăm quan phải được phổ biến nội quy an toàn và có người hướng dẫn.
– Cấm uống rượu và dùng chất kích thích trước và trong quá trình làm việc. Cấm dùng chất kích thước như rượu bia và hút thút khi làm việc ở dưới hầm sâu, ở trên cao hay những nơi dễ gặp nguy hiểm. Công nhân làm việc trên công trường sử dụng đúng đắn các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phép. Không được di dép lê, hay đi guốc và phải mặc quần áo gọn gàng.
Có nội quy an toàn lao động đặt ở những nơi dễ thấy.
Đối với máy thi công:
– Thường xuyên kiểm tra độ an toàn cùa máy. Tất cả các xe, máy đều phải có đủ hồ sơ kĩ thuật trong đó phải có các thông số kĩ thuật cơ bản, hướng dẫn lắp đặt vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa, sổ theo dõi tình trạng kĩ thuật và có chứng chỉ kiểm tra an toàn máy, xe.
Xe, máy xây dựng phải được bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa định kỳ theo đúng quy định trong hồ sơ kĩ thuật.
Những bộ phận chuyển động của xe, máy có thể gây nguy hiểm cho người lao động phải được che hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ. Cấm người đi lại dưới tầm hoạt động của cẩu khi cẩu đang vận hành.
– Tuân thủ các quy trình hoạt động của từng loại máy.
Biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho từng công tác thi công
Biện pháp đảm bảo an toàn tổ chức mặt bằng công trường:
Trong quá trình tổ chức mặt bằng thi công cần chú ý các vấn đề sau:
– Xung quanh khu vực công trường có rào ngăn cách và bố trí trạm gác bảo vệ không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường.
– Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công bố trí hệ thống thoát nước bảo đảm mặt bằng thi công khô ráo sạch sẽ, không để đọng nước trên mặt đường hoặc để chảy nước vào hố móng công trình.
– Mặt bằng khu vực thi công phải hợp vệ sinh, ngăn nắp và gọn gàng. Phải dọn sạch sẽ vật liệu thải cũng như các chướng ngại vật.
– Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được đặt hệ thống rào chắn, đặt biển báo hiệu nguy hiểm.
Biện pháp đảm bảo an toàn về điện trên công trường:
An toàn điện với hệ thống dây dẫn:
– Phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 6 mét đối với đường dây dẫn trên không vượt qua đường giao thông bên. Phải có tín hiệu treo trên dây điện nhắc nhở độ cao của dây dẫn theo đúng qui định về đường dây điện vượt ngang đường lộ.
– Đường cáp ngầm bên dưới mà đường cáp chọn không đủ độ sâu cần thiết để đảm bảo an toàn hoặc cáp không đi trong ống bảo vệ đúng quy cách khi máy móc nặng như xe lu, xe đào, xe ủi…di chuyển đè lên cũng là nguyên nhân gây đứt cáp và gây rò điện quá đất gây tai nạn.
– Đường cáp đi phía dưới đường giao thông phải được chôn ở độ sâu theo đúng tiêu chuẩn sao cho áp lực của phương tiện di chuyển bên trên không làm cáp bị dãn dài gây nguy hiểm. Cáp đi dưới đường giao thông phải luồn trong ống thép hoặc ống nhựa mà đường kính ống phải lớn hơn đường kính của dây cáp tối thiểu 3 lần.
An toàn điện khi vận hành thiết bị điện:
– Khi vận hành thiết bị điện cần được trang bị các dụng cụ cách điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, công nhân phải đúng làm các thao tác bắt buộc sau: chân phải đứng trên thảm cách điện và mang giày đảm bảo bộ cách điện đối với trường hợp môi trường làm việc khô ráo.
An toàn điện khi thao tác kỹ thuật:
– Người công nhân khi thi công các thiết bị điện cũng như vận hành sử dụng điện cần phải được huấn luyện về an toàn sử dụng điện.
– Mọi thao tác của công nhân phải thuần thục, hạn chế tối đa các thao tác do không thuần mà va chạm với các thiết bị điện.
– Người làm việc trực tiếp phải được trang bị các dụng cụ cách điện cho cá nhân đầy đủ, chỉ được phép làm việc khi đã mang đầy đủ các trang bị bảo vệ cách điện.
Việc tuân thủ quy định an toàn luôn là điều tiên quyết. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho người tham gia thi công, máy móc, thiết bị sử dụng mà còn quyết định chất lượng của mọi công trình.