Kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế quầy bar quán cafe
Hiện nay, có 3 kiểu thiết kế quầy bar chính là thiết kế kiểu chữ L, kiểu chữ U và kiểu chữ C. Mỗi kiểu dáng có ưu điểm riêng phù hợp với từng kiểu quán cafe. Đồng thời, diện tích mặt bằng của quán cafe cũng quyết định đến diện tích quầy bar và kiểu thiết kế.
Kích thước quầy bar tiêu chuẩn phù hợp với người Việt bạn có thể tham khảo như sau:
Kích thước mặt ngoài (Phần hướng về khách hàng)
Mặt ngoài cao từ 1m – 1,2m. Với độ cao này, khách có thể dễ dàng giao tiếp với nhân viên. Việc gọi món cũng sẽ trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, chúng không tạo cảm giác khách hàng “thấp” hơn so với nhân viên. Thử tưởng tượng nếu một quầy bar cao đến cổ khách hàng thì khách sẽ khó chịu đến mức nào mỗi khi gọi món.
Kích thước mặt trong (Phần nhân viên thao tác làm việc)
Mặt trong cao từ 80 – 90cm. Đây là kích thước chuẩn để nhân viên không phải cúi thấp người hay rướn cao mỗi khi làm việc. Với chiều cao phù hợp, nhân viên pha chế sẽ thao tác được nhanh hơn. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên khi làm việc trong thời gian dài.
Bề rộng của quầy bar cần đạt từ 60 – 80cm để đủ diện tích đặt các thiết bị, máy móc mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhân viên.
Kích thước sàn khu vực quầy bar
Khu vực quầy bar là nơi làm việc của 2 – 5 nhân viên. Do đó bạn không thể thiết kế một quầy bar quá chật hẹp, gây khó khăn trong việc di chuyển cũng như hoạt động. Độ rộng của mặt sàn cần đạt tối thiểu 120cm (đã trừ diện tích đặt tủ, kệ, quầy). Với kích thước này, nhân viên pha chế đi lại trong quầy dễ dàng hơn. Việc dọn dẹp vệ sinh cũng không gặp bất kì cản trở nào. Ngoài ra, không gian rộng, thoáng đãng cũng tạo nên môi trường làm việc tối ưu, sạch sẽ
Cách bố trí vật dụng trong quầy bar
Trên thực tế, không có một quy chuẩn nào trong việc bố trí các vật dụng, thiết bị trong quầy bar. Tuy nhiên, Binba Decor xin gửi đến bạn một số gợi ý để có một quầy bar quán cafe khoa học, gọn gàng, đẹp mắt.
Thứ nhất: chú ý đến “dòng di chuyển” của khách hàng và nhân viên.
Dòng di chuyển được hiểu là quãng đường khách hàng, nhân viên phải trải qua. Đặc biệt đối với những quán cafe hiện đại (oder và thanh toán tại quầy) thì bạn càng phải để ý đến vấn đề này.
Dòng di chuyển của khách hàng thường tính như sau: Bắt đầu từ cửa chính -> quầy oder -> quầy thu ngân -> ghế chờ -> quầy nhận nước uống -> bàn khách ngồi (nếu khách uống tại quán) -> cửa chính để ra về.
Dòng di chuyển của nhân viên sẽ tính như sau: Quầy oder -> quầy thu ngân -> quầy pha chế -> quầy ra món cho khách.
Bạn cần xem xét cấu trúc thiết kế của quán cafe mình để có được cách sắp xếp vật dụng hợp lý nhất. Nên hạn chế tối đa quãng đường di chuyển của nhân viên lẫn khách hàng để tiết kiệm thời gian cũng như công sức.
Thứ 2, bố trí vật dụng theo quy trình công việc
Bạn có thể phân loại thiết bị theo từng nhóm công dụng khác nhau. Việc phân loại này giúp cho nhân viên không bị rối khi làm việc. Lắp đặt máy móc theo đúng trình tự công đoạn pha chế để hạn chế việc đi lại trong quầy bar.
Một ví dụ cụ thể như sau: Màn hình oder món uống -> máy xay cafe hạt -> máy pha cafe -> máy tạo bọt sữa -> ly giấy + nắp -> ống hút. Việc sắp xếp này nhân viên sẽ tuần tự làm việc mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Ngay cả khi quán đông khách cũng không xảy ra tình trạng “nghẽn” công việc.
Thứ 3, chú ý đến tình trạng vệ sinh cho quầy bar
Vệ sinh là điều mà bất cứ loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống nào cũng phải chú ý. Nếu khách hàng thấy bất cứ hình ảnh nhếch nhác nào, đó sẽ là lần cuối cùng khách ghé đến quán của bạn. Bạn nên sử dụng loại thùng rác kín để đảm bảo không có rác vương vãi. Đồng thời cũng không có ruồi, muỗi, gián xuất hiện. Vị trí đặt thùng thùng rác phải cách xa nơi trữ thực phẩm tươi.
Thứ 4, sắp xếp vật dụng có nghệ thuật
Đừng để những chiếc kệ gắn tường chỉ là nơi chứa đồ thông thường. Hãy biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật. Bằng việc khéo léo sắp xếp, trang trí thêm một vài vật dụng decor, handmade xinh xắn, bạn đã làm cho quầy bar trở nên đẹp mắt hơn rồi đấy. Đối với những thiết bị ít được sử dụng, cồng kềnh, hãy cất trong những ngăn tủ đóng kín. Cố gắng tránh việc tạo nên những không gian chật chội.
Thiết kế quán Cafe bằng đá.
Chất liệu đá khi sử dụng làm vật liệu thiết kế quầy bar quán cà phê sẽ tạo nên một tổng thể sang trọng và “gọn mắt”. Bề mặt đá được mài nhẵn bóng, chịu lực tốt, không thấm nước và đặc biệt dễ dàng trong việc dọn dẹp và lau chùi.
Trên thực tế, chủ quán chỉ cần đầu tư ốp các mặt quầy bar bằng đá là đủ, phần lõi bên trong có thể dùng gạch và vữa. Tùy vào gu thẩm mỹ, cá tính quán cà phê và phong cách thiết kế tổng thể mà quý khách có thể lựa chọn việc sơn, vẽ hay ốp gạch đá hoa trang trí quầy
Thiết kế quầy bar quán cafe bằng kim loại
Kim loại là vật liệu phổ biến khi thiết kế các quán cà phê theo phong cách industrial. Thép không gỉ và nhôm đúc nguyên khối là hai loại nguyên liệu phù hợp nhất trong trường hợp này. Lý do bởi, hai loại vật liệu này có gam màu lạnh, trầm và khi kết hợp lại sẽ tạo nên những hình khối vuông vức, khỏe khoắn, huyền bí và đầy quyền lực. Trong trường hợp, quán cà phê có định hướng thiết kế sang chảnh, chủ quán có thể cân nhắc thêm hai loại chất liệu khác là mạ đồng hoặc mạ vàng cho quầy bar.
Trên đây là một vài chia sẻ về cách thiết kế quầy bar quán cafe của F&B Việt Nam. Hi vọng rằng chúng giúp ích được cho bạn trong việc xây dựng quán cafe. Vận hành, kinh doanh quán cafe Thiết kế quầy bar quán cà phê không chỉ đẹp, mà còn hút khách chưa bao giờ là điều đơn giản. Để có thể xây dựng và bố trí quầy bar hợp lý nhất, tránh phải “đập đi xây lại” sau này, các chủ quán hãy tham khảo những mẹo thiết kế quầy bar kể trên, cùng với đó là tham vấn từ các đơn vị thiết kế quán cà phê chuyên nghiệp khác.