Độ sụt bê tông là gì đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm trước khi khi tiến hành đổ bê tông. Vậy lựa chọn độ sụt bao nhiêu để phù hợp với từng hạng mục xây dựng. Phương pháp và dụng cụ nào dùng kiểm tra độ sụt để đảm bảo được chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn
1.Độ sụt bê tông là gì?
Độ sụt bê tông là đặc tính đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động. Ký hiệu là SN (cm).
Độ sụt thể hiện tính lưu động của hỗn hợp vữa bê tông khi tiến hành đổ vào ván khuôn. Bê tông sụt càng cao thì càng linh động và dễ dàng lấp đầy khuôn đúc. Như vậy, có phải độ sụt càng cao càng tốt? Dễ thi công và ít rỗ bọt khí khi thao tác đầm dùi bê tông hay không?
2.Ưu và nhược điểm của bê tông có độ sụt cao
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của độ sụt cao là tính linh động của bê tông càng cao, bê tông càng có tính dẻo và độ chảy. Dẫn đến quá trình thi công sẽ dễ dàng thao tác đầm dùi và làm mặt hơn. Vì vậy, cần đảm bảo ván khuôn có độ kín thật tốt để tránh bê tông bị mất nước cùng hỗn hợp xi măng và cát. Gây ra rỗ sâu trong lòng bê tông làm giảm khả năng chịu lực cùng với thất thoát và lãng phí vật liệu.
Nhưng ngược lại, độ sụt thấp thì quá trình đầm dùi nhằm thoát hết bọt khí có trong bê tông cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn. Để đảm bảo chất lượng bê tông sau khi hoàn thiện được đồng nhất và không bị rỗ tổ ong, bọt khí.
Nhược điểm
Nếu lựa chọn độ sụt cho hỗn hợp bê tông thương phẩm quá cao, khi đầm dùi sẽ dễ xảy ra khả năng phân tầng bê tông. Phần cốt liệu đá sẽ bị chìm xuống dưới, vữa xi măng và nước nổi lên trên bề mặt. Dẫn tới sản phẩm bê tông sau đông kết sẽ không đồng nhất và giảm khả năng chịu lực.
Độ sụt cao sẽ đi kèm với đơn giá 1 khối bê tông sẽ tăng cao hơn. Bởi vì đơn giá cho 1m3 bê tông chuẩn đã được định lượng và cấp phối sẵn. Nếu tăng độ sụt lên đồng nghĩa với việc tăng thêm khối lượng nước, xi măng và các thành phần phụ gia có trong 1 khối bê tông để đạt được Mác bê tông theo thiết kế. Vì vậy, nếu điều kiện thuận lợi bê tông chúng ta nên chọn độ sụt hợp lý, vừa phải
3.Kiểm tra độ sụt bê tông
Khi đặt hàng bê tông thương phẩm tại nhà máy sản xuất bê tông tươi. Chúng ta cần yêu cầu rõ về Mác bê tông cũng như độ sụt mong muốn. Vì vậy, khi bê tông được vận chuyển tới công trường chúng ta cần kiểm tra lại độ sụt và lấy mẫu nén bê tông.
4.Mục đích kiểm tra độ sụt bê tông để làm gì
Nhằm mục đích kiểm tra nhanh chất lượng bê tông, đo lường sự đồng nhất, xác định độ cứng, độ đặc chắc của mẫu bê tông trước khi đưa vào sử dụng tại công trình. Đồng thời nhằm kiểm tra độ sụt của mẻ bê tông cung cấp có đúng với thỏa thuận và yêu cầu kỹ thuật đưa ra hay không. Đó là những lý do chúng ta cần tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông.
5.Phương pháp kiểm tra độ sụt
Phương pháp kểm tra độ sụt bê tông được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3106-1993 Phương pháp này dùng để kiểm tra chất lượng bê tông được vận chuyển tới chân công trình nhằm kiểm tra mức độ đồng nhất của hỗn hợp, thành phần cốt liệu và độ sụt theo như thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
Việc kiểm tra độ sụt là bước kiểm tra nhanh chất lượng bê tông của nhà cung cấp. Việc này quyết định xe bê tông đó có được phép sử dụng hay không. Nếu độ sụt không đảm bảo như thỏa thuận, nhà thầu hoặc chủ đầu tư được quyền không cho phép xe bê tông đó đưa vào sử dụng.
6.Dụng cụ đo độ sụt
Dụng cụ dùng để đo độ sụt theo TCVN 3106 – 1993 là bộ côn N1 cho bê tông có kích thước hạt nhỏ hơn 40mm. Kích thước hạt này dùng trong hỗn hợp bê tông thông dụng, đang sử dụng phổ biến hiện nay. Bộ côn N1 bao gồm:
- Côn tiêu chuẩn hình nón cụt kích thước: d 100 x D 200 x H 300 (mm).
- Thanh dầm D 16 x H 600mm – bo tròn đầu
- Ca xúc mẫu 0.5l
- Thước đo
- Khay (bàn, mâm) đế – dụng cụ này có thể thay thế bằng các vật dụng khác hoặc xuống nền với tiêu chuẩn là nền đặt côn phải cứng, phẳng, không thấm nước.
- Một số dụng cụ hỗ trợ khác như: bay, phễu thu, xô hoặc xe rùa chứa bê tông…
7.Cách đo độ sụt bê tông
Để tiến hành đo độ sụt bê tông, chúng ta cần phải lấy hỗn hợp bê tông từ bồn chứa sao cho lượng bê tông lấy ra đảm bảo đồng nhất về cốt liệu. Tạo ẩm bề mặt các dụng cụ tiếp xúc với bê tông. Sau đó tiến hành các bước đo độ sụt như sau:
- Đặt côn lên bề mặt khay đế (đáy lớn côn phía dưới), đứng lên gối đặt chân để cố định côn trong quá trình kiểm tra độ sụt.
- Đổ hỗn hợp bê tông vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp bằng khoảng 1/3 chiều cao côn. Mỗi lớp dùng thanh dầm D16 chọc 25 lần, lớp đầu chọc hết chiều sâu bê tông, lớp thứ 2, thứ 3 chọc xuyên vào lớp dưới 2 – 3cm. Ở lớp thứ 3 vừa chọc vừa cho thêm bê tông để giữ cho hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.
- Gạt phẳng bê tông trên miệng côn và gạt sạch bê tông xung quanh ra khỏi chân côn. Nhấc từ từ côn thẳng đứng lên trên trong khoảng 5 – 10 giây.
- Đặt côn bên cạnh khối hỗn hợp bê tông đã sụt và ổn định. Đo chênh lệch chiều cao giữa miệng côn và đỉnh khối tạo hình bê tông
8.Cách chọn độ sụt bê tông hợp lý
Để lựa chọn độ sụt bê tông hợp lý cho từng hạng mục công trình xây dựng nhà ở dân dụng. Chúng ta nên xem xét một số yếu tố về điều kiện thi công như sau:
- Chọn độ sụt là 10 ±2 khi dùng bơm cần.
- Chọn độ sụt 12 ±2 khi là bơm ngang bằng đường ống lên cao hoặc đường ống phải chạy dài.
- Hạng mục móng chọn độ sụt 8 ±2 khi đổ xả trực tiếp, hoặc 10 ±2 khi dùng bơm cần hoặc bơm ngang.
Việc lựa chọn độ sụt phù hợp mục đích để đảm bảo quá trình thi công được triển khai thuận lợi và hạn chế rủi ro về chất lượng bê tông thành phẩm.
9.Lưu ý quan trọng khi kiểm tra bê tông tươi
Kiểm tra độ sụt trước khi tiến hành đổ nhằm sàng lọc chất lượng bê tông tới công trình. Việc này không đánh giá được bê tông có đạt Mác hay không. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các công việc sau đây để kiểm soát tối đa chất lượng bê tông cho công trình của mình:
- Kiểm tra niêm phong chì của xe bồn bê tông
- Kiểm tra phiếu giao nhận bê tông về: khối lượng bê tông, mác bê tông, thời gian vận chuyển (nên dưới 2h)
- Lấy tổ mẫu nén (150x150x150mm) để sau này có thể đi nén kiểm tra cường độ bê tông.
- Không nên cho thêm nước vào hỗn hợp bê tông đã được cấp phối, việc này có thể phá hỏng cấp phối có sẵn và giảm cường độ bê tông.