KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ VỆ SINH ĐẸP TRONG NHÀ

Nhà vệ sinh là một trong những không gian quan trọng và không thể thiếu trong môi ngôi nhà. Vì vậy, việc thiết kế nhà vệ sinh sao cho hợp lý và đảm bảo công năng, tiện ích trong quá trình sử dụng là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Việc thiết kế nhà vệ sinh đẹp đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ, tiết kiệm không gian là điều cần thiết để ngôi nhà có thể đáp ứng một không gian sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi cho gia đình bạn.
Các tiêu chuẩn bố trí, thiết kế nhà vệ sinh đẹp trong nhà
Vị trí đặt nhà vệ sinh
Về mặt phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, vì vậy tránh đặt ở vị trí chính giữa nhà (trung cung). Phòng vệ sinh nên đặt về các góc hoặc nép một bên nhà. Với những mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra hay khuyết lõm để tạo sự vuông vức, cân bằng.
Với nhà nhiều tầng, phòng vệ sinh tránh đặt trên các không gian quan trọng có yếu tố tâm linh như bếp, phòng thờ. Nếu tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh thì chỉ nên là vệ sinh phụ. Tốt nhất ở bên dưới phòng vệ sinh tầng trên cũng là một phòng vệ sinh hoặc các không gian phụ như nhà xe, kho chứa đồ.
Trong trường hợp phòng ngủ có vệ sinh riêng thì nên đặt ở phía gần cửa ra vào, gần tủ quần áo để tiện cho việc sử dụng. Phòng vệ sinh không nên ở đầu giường, cửa không nên chiếu vào vị trí giường ngủ.
Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh
• Nhà vệ sinh có diện tích nhỏ : Tiêu chuẩn kích thước khi thiết kế nhà vệ sinh đẹp đối với những nhà vệ sinh có diện tích nhỏ là : 2,5 -3m2. Đối với những nhà vệ sinh diện tích nhỏ bạn có thể thiết kế vòi tắm sen, chậu rửa mặt và bồn cầu. Cần lưu ý bố trí khéo léo và tránh sự chồng chéo.
• Nhà vệ sinh có diện tích vừa : Tiêu chuẩn kích thước của nhà vệ sinh này là : 4 – 6m2. Đối với diện tích này ngoài bồn cầu , chậu rửa mặt, vòi tắm sen bạn có thể bố trí thêm bồn tiểu nam, tủ đựng nhỏ…
Những nhà vệ sinh có diện tích nhỏ hơn 6m2 thường phổ biến cho những thiết kế nhà phố.
• Nhà vệ sinh có diện tích lớn : Tiêu chuẩn kích thước của nhà vệ sinh lớn là 10m2 trở lên. Đối với những nhà vệ sinh có diện tích lớn như thế này thì bạn có thể bố trí nhiều đồ nội thất hiện đại tiện nghi để phục vụ nhu cầu của bản thân.
• Tiêu chuẩn về chiều cao lắp đặt lavabo (chậu rửa mặt )
Để tránh tình trạng văng nước và tiện lợi khi sử dụng thì độ cao tiêu chuẩn để lắp Lavabo là: 80-85cm. Chiều cao đặt lavabo tính từ mặt sàn nhà vệ sinh đến mặt chậu thích hợp của người Việt Nam là :
• Đối với người lớn : 0.8-0.85m
• Đối với trẻ em : 0.5-0.6m
Thiết kế nhà vệ sinh đẹp thì bạn cần lưu ý không bố trí chậu rửa mặt ở gần cửa, cũng không bố trí quá sâu trong nhà tắm. Bố trí những món đồ nội thất một cách hợp lý là tiêu chí quan trọng khiến nhà vệ sinh của nhà bạn trở nên đẹp hơn.
Tiêu chuẩn về phân khu chức năng nội thất trong nhà vệ sinh
Một nhà vệ sinh cơ bản thường phải đáp ứng được ba chức năng là : rửa- cầu- tắm, và sẽ được phân làm hai khu vực : khu vực khô ( rửa + cầu ) và khu vực ướt ( tắm ). Bạn cần phân định không gian khu vực rõ ràng để có thể bố trí thiết bị , nội thất , phụ kiện phòng tắm, nhà vệ sinh một cách phù hợp và hợp lý, tránh sự chồng chéo.
Việc bố trí nội thất phòng tắm một cách tiêu chuẩn sẽ là : cửa – chậu rửa – cầu – tắm. Trong trường hợp nhà vệ sinh có diện tích lớn , thì sẽ được bố trí thiết bị ở 3 góc,góc còn lại sẽ là cửa. Mỗi góc cách nhau trung bình là 2m.
Thiết kế nhà vệ sinh đẹp cần đảm bảo yếu tố phong thủy
• Không thiết kế nhà vệ sinh ở hướng Nam, tây Nam, Đông Bắc của ngôi nhà. Đây là những hướng xấu, có hỏa khí nặng, xung khắc với nhà vệ sinh nên việc thiết kế nhà vệ sinh tại các hướng đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận cho gia chủ.
• Thiết kế nhà vệ sinh đẹp cần kiêng kị đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà. Việc này gây mất thẩm mỹ và phong thủy của ngôi nhà.
• Không thiết kế cửa nhà vệ sinh , phòng tắm đối diện với cửa ra vào phòng ngủ và gường ngủ.
• Nếu một tầng lầu có hai nhà vệ sinh, cần chú ý thiết kế kiểu quay lưng hai nhà vệ sinh vào nhau.
• Đặt bồn cầu cần lưu ý không đặt trùng hướng bồn cầu với hướng nhà, trực xung với giường, bếp nấu. Không đặt bồn cầu có hướng về hướng bắc. Nên đặt bồn cầu có hướng chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh.
• Không thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 phía trên phòng ngủ tầng 1.
• Mặt nền nhà vệ sinh cần phải sạch, thoáng và an toàn.
• Kinh nghiệm thiết kế thi công nhà vệ sinh đẹp trong nhà
• Cấu tạo nhà vệ sinh không được thấm nước
Để đảm bảo yêu cầu chống thấm nước thật tốt thì trước tiên vật liệu làm áo sàn nhà là vật liệu cách nước tốt (xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…). Nếu lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công làm 2 lớp, lớp dưới dày 2cm, sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 (theo thể tích). Có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm (natri aluminat, sắt clorua…).
Ngoài ra, mặt sàn khu vệ sinh phải tổ chức thoát nước tốt để đảm bảo không bị đọng nước, luôn khô ráo. Đối với mặt sàn láng vữa xi măng hay lát gạch thì cần phải thật phẳng và đánh dốc từ 3%- 5% về hướng miệng thu nước. Mặt sàn vệ sinh thường được làm thấp hơn so với mặt nền hay mặt sàn từ 5:10cm để tránh tràn nước từ vệ sinh ra các không gian khác. Vật liệu sử dụng làm mặt sàn phải có độ nhám, không trơn trượt.
Tường khu vệ sinh cũng đòi hỏi phải được trát và ốp vật liệu chống thấm tốt. Chống thấm tường nhà vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị thấm nước do hệ thống ống nước rò rỉ, hoặc kết cấu bê tông bị ảnh hưởng. Thông thường tường nhà vệ sinh sẽ phải ốp gạch men kính cao tối thiểu là 1.8m.
• Lắp đặt sen tắm : Khi lắp đặt sen tắm,đối với sen tắm thường bạn nên đo kích thước lắp đặt vòi sen theo chiều cao trung bình của cha mẹ, Chiều cao trung bình của người Việt thì nên treo giá treo vòi sen dây khoảng 1m60 đến 1m65. Đối với sen tắm cây thì phần bát sen cây nên cao hơn chiều cao của người cao nhất trong gia đình là 15-20cm, cách mặt sàn từ 1m85-2m. Phần van khóa nước của sen tắm thì tùy theo chiều dài của từng loại sen tắm bạn có thể lắp đặt trên phần tường cách mặt đất từ 80cm -1m.
• Lắp đặt thiết bị phụ : Đối với những thiết bị phụ trong nhà vệ sinh và phòng tắm bạn nên bố trí lắp đặt một cách hợp lý và tiện dụng, ví dụ : chỗ để giấy giấy tolet không nên đặt quá xa bồn cầu, giá treo khăn tắm không nên quá gần chỗ đứng tắm.
• Vật liệu ốp lát nhà vệ sinh : Đối với khu vực nhà vệ sinh bạn không nên lựa chọn những loại gạch bóng trơn trượt để lát nền, tuy nhiên cũng không nên chọn những loại gạch quá nhám , việc này sẽ khiến nhà tắm dễ bẩn và khó chùi rửa. Bạn nên chọn những vật liệu có độ bền cao, không bay màu hay bị mài mòn bởi nước.
• Lắp đặt quạt thông gió : Tất cả các phòng nhà vệ sinh đều cần được lắp đặt quạt thông gió. Việc nay sẽ giúp cho nhà vệ sinh luôn được thông thoáng và không bị mùi.
Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế nhà vệ sinh đẹp trong nhà. Chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành cùng bạn hoàn thiện ngôi nhà. Nếu muốn được tư vấn trực tiếp và giải đáp thêm nhiều vấn đề liên quan đến thiết kế và xây dựng nhà ở, bạn hãy liên hệ với để được chúng tôi phục vụ.
Một số mẫu nhà vệ sinh đẹp
 
Để được tư vấn thiết kế và thi công xây mới và sửa chữa cải tạo biệt thự liền kề, nhà ở ,nhà hàng, cafe, khách sạn …..quý khách liên hệ.
• Mọi thông tin liên hệ
• Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam
• Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20, KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
• Điện Thoại: 024 6296 4626
• Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com

Tin Liên Quan