NGUYÊN TẮC TAM GIÁC TRONG THIẾT KẾ PHÒNG BẾP

Trong căn bếp hiện đại, việc thiết kế nội thất nhà bếp cần tuân thủ một số quy tắc nhất định để căn bếp được tiện nghi, thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Một trong số những nguyên tắc thiết kế nhà bếp phổ biến nhất hiện nay đó là mô hình tam giác bếp
Trong bài viết này, F&B Việt Nam sẽ giúp tạo ra một căn bếp thông minh với sự lưu thông hoàn hảo giữa các không gian và giúp công việc nấu nướng của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với nguyên tắc TAM GIÁC VÀNG trong thiết kế nhà bếp.
Tam giác bếp là gì và vận dụng nguyên tắc này trong thiết kế không gian bếp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Tầm quan trọng của nguyên tắc tam giác bếp
Mô hình Tam giác bếp đã có từ rất lâu. Nhưng cho đến ngày nay, đây vẫn được xem là một trong những chuẩn mực để kiến trúc sư áp dụng trong thiết kế nhà bếp. Thiết kế nhà bếp theo nguyên tắc tam giác bếp đem lại nhiều ưu điểm và lợi ích cho gia chủ:
Tam giác bếp là gì?
Hãy thử nghĩ xem 3 vị trí thường xuyên di chuyển trong gian bếp của chúng ta có phải là tủ lạnh, chậu rửa bát và bếp nấu?
Nguyên tắc tam giác trong bếp xác định ba điểm này và sắp xếp vị trí cho chúng sao cho chúng ta có thể di chuyển trong vòng tam giác thoải mái nhất, tiếp đến mới quan tâm đến cách bài trí nội thất.
trước khi thiết kế không gian nội thất phòng bếp KTS cần tính toán kỹ lưỡng khoảng cách, cách bố trí 3 vị trí trong tam giác bếp để công việc nhà bếp được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả.

 

Khi thiết kế cần đảm bảo các bộ phận trong nguyên tắc tam giác bếp theo các đặc điểm sau đây:

• Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 120cm, hay dài hơn 270cm;

• Tổng chiều dài của cả ba cạnh không ít hơn 400m, hay không quá 790cm

;• Tủ bếp hay vật chướng không nên chặn bất kỳ cạnh nào của tam giác quá 30cm;

• Khoảng cách giữa tủ bếp đến bộ bàn ghế ăn cao cấp hay đảo bếp hiện đại tối thiểu 120cm;

• Bồn rửa nên có khoảng sử dụng mỗi bên ít nhất 60cm;•

• Khu vực dùng để chuẩn bị bữa ăn nên đặt cạnh bồn rửa và có khoảng sử dụng ít nhất là 90cm•

• Khu vực bếp nấu có khoảng cách sử dụng tối thiểu là 38cm, nếu đặt gần khu vực rửa thì khoảng cách ít nhất là 50cm để đảm bảo yếu tố phong thủy

.• • Khoảng cách từ mặt bàn bếp đến tủ lạnh không quá 120cm.

• • Vị trí đặt tủ lạnh phải chừa khoảng rộng tối đa 65cm bởi các loại tủ lạnh 1 cánh hiện nay có bề rộng tối đa 80cm. Nếu dùng tủ 2 cánh phải chừa khoảng rộng là 100cm;

• • Nếu có thể, luồng lưu thông chính trong nhà không nên cắt ngang qua bất cứ cạnh nào của tam giác; Các vật chướng cao như tủ bếp, kệ treo tường không được chặn cùng lúc hai điểm bất kỳ trong ba điểm này.

Vận dụng tam giác bếp trong thiết kế không gian bếp
Nắm được đặc điểm và nguyên lý của mô hình tam giác bếp, bạn có thể hoàn toàn ứng dụng chúng trong các nhà bếp bất kỳ. Dựa trên từng không gian riêng, sẽ có sự thay đổi lớn về hình dáng cũng như kích thước của tam giác cho mỗi loại tủ bếp. Điều quan trọng là phải tính đến vị trí của các tính năng đi cùng để đảm bảo quy trình và chức năng hoạt động tốt.
Ngày nay thiết kế nội thất phòng bếp phổ biến với 5 loại hình bếp từ bếp chữ I, bếp chữ L, bếp chữ U, bếp chữ G và bếp song song. Dù là loại hình nào thì nguyên tắc tam giác bếp vẫn được áp dụng để tối ưu hóa công năng và rút ngắn khoảng cách giúp việc làm bếp trở nên thuận tiện nhất.
Nguyên tắc tam giác vàng hoạt động tuyệt vời cho các phong cách bố cục bếp khác nhau. Cho dù bạn có nhà bếp song song, hình chữ U, hình chữ L hay hình chữ G, hay thậm chí là đảo bếp, bạn chỉ cần đảm bảo tuân theo ba điểm cơ bản của quy tắc tam giác. Bạn sẽ có một nhà bếp tối ưu về chức năng và hiệu quả.
 
Dựa trên tam giác làm việc để phân bổ các công năng khác trong bếp và xây dựng một không gian bếp hoàn chỉnh. Khi thiết kế, bạn có thể chia căn bếp thành các khu vực theo chức năng để dễ dàng phân bố một cách hợp lý nhất. Một số gợi ý về chia khu vực trong nhà bếp như sau:
• Chuẩn bị thực phẩm: bao gồm tủ lạnh, tủ đồ khô, kệ gia vị và bàn đảo
• Quy trình nấu ăn: bao gồm bếp nấu , lò nướng, lò vi sóng, …
• Quy trình dọn rửa: gồm máy rửa chén, bồn rửa, tủ lưu trữ chén bát…
Việc vận dụng nguyên tắc tam giác bếp trong thiết kế không gian nhà bếp sẽ giúp căn bếp của bạn được sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện nhất cho quá trình sử dụng.
• Một không gian làm việc được thiết kế tiện lợi sẽ khiến việc nấu nướng trở nên thú vị hơn là một công việc tẻ nhạt và rườm rà. Bằng cách tuân theo nguyên tắc tam giác vàng, bạn có thể tạo ra các không gian chức năng và hiệu quả hoạt động tốt với nhau.
Thực tế, quy tắc hình tam giác đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trên thế giới từ năm 1950 đến hiện nay. Tuy nhiên với nhiều phòng bếp gia đình hiện đại, tủ bếp có thể có kích thước lớn hơn, thiết kế đa dạng hơn và cũng có nhiều hơn 3 khu vực quan trọng. Do đó quy tắc trong tam giác ứng dụng phổ biến hiệu quả nhưng cũng Vì vậy khi bài trí nội thất nhà bếp, các bạn cần phải căn cứ vào thiết kế cụ thể của tủ bếp để có phương án lựa chọn tốt nhất.
 
Để được tư vấn thiết kế thi công quý khách liên hệ
Mọi thông tin liên hệ
Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam
Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20, KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện Thoại: 024 6296 4626, 0862.399.529
Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com

Tin Liên Quan