Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sẽ bao gồm các giai đoạn cụ thể. Trong những giai đoạn đó sẽ yêu cầu những thông tin cũng như các thủ tục liên quan. Cùng với đó là những lưu ý liên quan đến các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cũng như quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau cùng với F&B Việt Nam!
Tổng quan thông tin về dự án đầu tư xây dựng
Các dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa như thế nào?
Dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa có liên quan đến các đề xuất sử dụng vốn để thực hiện các dự án cũng như các hoạt động xây dựng.
Những hoạt động này vô cùng đa dạng và có thể bao gồm các công tác như:
- Xây dựng mới
- Sửa chữa
- Cải tạo công trình xây dựng.
Với mục đích cuối cùng là để phát triển, duy trì, cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng công trình. Cùng với đó là các sản phẩm, dịch vụ với thời hạn và chi phí cụ thể.
Trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ bao gồm các hoạt động sau:
- Tiến hành lập quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình
- Tiến hành khảo sát dự án xây dựng
- Thiết kế đầu tư xây dựng
- Thi công công trình xây dựng
- Các công việc giám sát xây dựng
- Các công tác liên quan đến quản lý dự án
- Tiến hành việc lựa chọn nhà thầu cho dự án xây dựng
- Các công tác liên quan đến nghiệm thu công trình xây dựng. Đồng thời tiến hàng bàn giao và đưa công trình xây dựng vào giai đoạn khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì
- Ngoài ra còn có các hoạt động khác miễn sao chúng liên quan đến xây dựng công trình
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Các dự án xây dựng công trình được phân theo nhiều loại khác nhau. Quá trình phân loại thì sẽ dựa trên những tiêu chí khác nhau. Đồng thời kèm theo đó sẽ là các quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện cũng như các công tác quản lý liên quan.
Theo quy định của pháp luật (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) thì dự án đầu tư công trình sẽ được phân loại như sau:
Dựa theo quy mô, tính chất, loại công trình chính.
- Dự án quan trọng quốc gia: chẳng hạn như các dự án nhà máy điện hạt nhân, dự án tái định cư ở khu vực miền núi với số lượng người dân từ 20.000 người trở lên,…
- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A: bao gồm các dự án như khai thác chế biến khoáng sản, các dự án thuỷ lợi, hoá dược, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị mới,…
- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B: bao gồm một vài dự án xây dựng tại nhóm A nhưng có tổng vốn đầu tư thấp hơn
- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C: bao gồm các dự án xây dựng tại nhóm B nhưng có tổng vốn đầu tư thấp hơn
Dựa theo các công trình chỉ yêu cầu liên quan đến việc lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Các công trình được xây dựng và sử dụng cho các hoạt động và mục đích tôn giáo
- Tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng đối với các công trình mới hoặc sửa chữa hay cải tạo, nâng cấp
Dựa theo nguồn vốn
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Nguồn vốn ngoài ngân sách
- Sử dụng nguồn vốn khác.
Hướng dẫn quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Đối với trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, các công tác liên quan sẽ được chia thành 3 giai đoạn cụ thể và được thể hiện qua quy trình chi tiết các bước thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình dưới đây:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giai đoạn chuẩn bị sẽ bao gồm một số công việc cụ thể, chẳng hạn như:
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” (nếu có)
- Lập, thẩm định, phê duyệt “Báo cáo nghiên cứu khả thi”/ “Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng”
- Thực hiện các công việc cần thiết cũng như các công việc liên quan đến chuẩn bị dự án.
Hay cụ thể hơn trong giai đoạn chuẩn bị sẽ cần thực hiện các công việc:
- Chủ trương xin đầu tư.
- Quy hoạch.
- Tiến hành giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.
Quy trình chủ trương xin đầu tư.
Để hoàn tất quy trình đầu tư xây dựng cơ bản, việc chủ trương xin đầu tư và vô cùng quan trọng. Công việc này sẽ bao gồm:
- Các công tác nghiên cứu quy mô dự án cũng như thị trường. Ngoài ra còn bao gồm việc tìm kiếm nguồn đất cũng như các thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó sẽ tiến hành soạn thảo các phương án đầu tư cũng như thỏa thuận liên quan đến địa điểm thực hiện quy hoạch dự án đầu tư xây dựng.
- Tiến hành xin chủ trương đầu tư. Đồng thời phải nhận được các văn bản chấp thuận đầu tư của ban ngành liên quan (UBND tỉnh, thành phố)
Quy hoạch
Công việc tiếp theo đó chính là Quy hoạch, giao đất, thuê đất sẽ phụ thuộc vào từng dự án:
- Dự án đã quy hoạch 1/1500: cấp chứng chỉ quy hoạch > thẩm định quy hoạch chi tiết dự án xây dựng 1/1500, quy hoach tổng mặt bằng cũng như thiết kế sơ bộ > Phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án xây dựng 1/1500, quy hoach tổng mặt bằng cũng như thiết kế sơ bộ
- Dự án đã quy hoạch 1/2000: Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc > Lập quy hoạch chi tiết 1/ 1500 > sau đó thực hiện theo các bước còn lại như quy hoạch 1/1500
- Dự án chưa quy hoạch: Cấp giấy phép quy hoạch Lập quy hoạch chi tiết 1/ 2000 > sau đó thực hiện theo các bước còn lại như quy hoạch 1/2000
Tiến hành giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.
Việc Tiến hành giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo sơ đồ sau đây:
Giai đoạn 2: Thực hiện
Giai đoạn tiếp theo trong trình tự thực hiện dự án đầu tư đó là thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Các công việc cụ thể sẽ bao gồm:
- Công tác bàn giao cũng như chuẩn bị mặt bằng cho dự án: liên quan đến việc bàn giao đất hoặc thuê đất . Đồng thời các công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng và công tác rà phá bom mìn (nếu có)
- Tiến hành khảo sát và đầu tư xây dựng
- Tiến hành thi công xây dựng công trình
Trong công tác thi công xây dựng sẽ gồm một số giai đoạn như sau:
- Thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công cũng như giám sát
- Thi công công trình. Bên cạnh đó, là các công tác xin điều chỉnh công trình và dự án sao cho hợp lý và đáp ứng được thực tiễn.
- Các công tác nghiệm thu công trình xây dựng sau khi hoàn thành. Đồng thời tiến hành bàn giao công trình. Sau đó công trình sẽ được đưa vào vận hành, chạy thử để hoàn tất các công việc cần thiết khác có liên quan.
Giai đoạn 3: Kết thúc
Giai đoạn cuối cùng đó chính là kết thúc. Trong giai đoạn này sẽ tiến hành một số công việc như:
- Hoàn thành công trình dự án xây dựng
- Thực hiện việc quyết toán cũng như kiểm toán hạch toán liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Chứng nhận sở hữu công trình
- Các công tác bảo hành và đưa công trình xây dựng vào sử dụng
Hướng dẫn lập báo cáo đầu tư dự án dựng công trình
Việc lập báo cáo và dự án đầu tư mặc dù chỉ là các nội dung liên quan đến giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, điều này lại cực kỳ quan trọng trong việc xin giấy phép xây dựng sau này. Dưới đây là một số quy trình và hướng dẫn liên quan đến lập báo cáo.
Trình tự cũng như thủ tục lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
Trong các dự án đầu tư xây dựng, những dự án được phân vào nhóm dự án quan trọng quốc gia báo cáo phải được trình lên quốc hội và phải được quốc hội thông qua sau đó cấp phép đầu tư.
Các nội dung liên quan đến báo cáo bao gồm:
- Xác định tính cần thiết của dự án đầu tư xây dựng
- Thông tin liên quan đến quy mô dự kiến, có thể bao gồm diện tích tổng thể, các công trình chính, công trình phụ, công suất,…
- Hình thức đầu tư vào dự án bao gồm nguồn vốn, thời hạn cũng như tiến bộ và các thông tin phân kỳ, …
- Phân tích tổng quát và sơ bộ về công nghệ, các phương án mặt bằng cũng như các công tác phòng cháy nổ,…
Đối với thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng thì cần phải tiến hành qua các bước sau:
- Trước tiên chủ đầu từ cần nộp báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo này sẽ được gửi đến các Bộ quản lý ngành để lấy ý kiến cũng như tổng hợp nhằm đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ.
- Sau khi nộp báo báo, trong vòng 5 ngày các bộ ngành liên quan sẽ gửi các văn bản để lấy ý kiến từ bộ ngành địa phương. Sau đó, trong vòng 30 ngày làm việc, phải có văn bản trả lời liên quan đến nội dung của báo cáo.
- Sau khi nhận được câu trả lời của các ban ngành liên quan đến nội dung báo cáo thì , Bộ quản lý ngành phải thực hiện công tác lập Báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 7 ngày.
Đối với văn bản trình lên Thủ tướng chính phủ cần bao gồm các thông tin sau:
- Tóm tắt nội dung báo cáo.
- Ý kiến các bộ ngành liên quan.
- Đề xuất ý kiến kèm bản gốc văn bản ý kiến.
Hướng dẫn về trình tự cũng như các thủ tục các bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng việc hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư bao gồm:
Thuyết minh dự án:
- Tính thiết yếu cũng như mục tiêu đầu tư dự án, các thông tin đánh giá thị trường, đầu tư xây dựng,…
- Thông tin mô tả dự án (diện tích xây và các hạng mục công trình)
- Đề xuất và nêu rõ các giải pháp liên quan đến việc thực hiện dự án: các vấn đề tái định cư, giải phóng mặt bằng, quy trình quản lý dự án, sử dụng nguồn lao động, quy trình thực hiện dự án và tiến độ,…
- Các giải pháp phòng cháy chữa cháy cũng như các yêu cầu liên quan đến an ninh quốc phòng. Cùng với đó là đánh giá về các tác động đối với môi trường.
- Thông tin liên quan đến tổng mức đầu tư: vấn đề chỉ tiêu tài chính, việc huy động vốn và nguồn vốn được sử dụng cho dự án, đánh giá tính hiệu quả của dự án,…
Thiết kế cơ sở:
- Các giải pháp thiết kế chính của dự án sao cho đảm bảo có thể xác định được tổng mức đầu tư và việc triển khai dự án đầu tư xây dựng.
- Thuyết minh về thiết kế cơ sở: phần thuyết minh có thể được linh động để trình bày riêng hoặc có thể gộp chung với bản thiết kế. Nội dung sẽ liên quan đến tổng quan về nhiệm vụ thiết kế, công nghệ,…
Hướng dẫn về trình tự cũng như các thủ tục lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư
Với các công trình quy mô nhỏ hoặc kỹ thuật đơn giản.
Theo quy định chung thì các công trình này thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư, sẽ bao gồm:
- Các công trình thuộc về dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc về người dân
- Các công trình phục vụ mục đích tôn giáo.
- Các trụ sở cơ quan được cải tạo hoặc nâng cấp hay xây dựng mới với mức đầu tư tổng cộng thấp hơn 3 tỷ đồng.
- Các dự án có sẵn bản thiết kế mẫu cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Đặc biệt là được phê duyệt bởi Bộ quản lý ngành. Tất cả đều dựa trên cơ sở phù hợp với quy hoạch của ngành, vùng . Đồng thời có kế hoạch ở mức trung và dài hạn với vốn đầu tư thấp hơn 3 tỷ đồng.
- Các dự án sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, kèm theo đó là có tổng nguồn vốn dưới 7 tỷ đồng.
Nội dung báo cáo sẽ bao gồm:
- Tính thiết yếu của việc đầu tư và các thông tin liên quan đến căn cứ pháp lý.
- Hình thức đầu tư.
- Tên dự án.
- Chủ đầu tư ( nêu rõ các thông tin cá nhân cũng như cơ quan đơn vị).
- Thông tin về địa điểm xây dựng cũng như mặt bằng công trình: cụ thể tên đường.
- Khối lượng công việc liên quan đến quy trình thực hiện dự án.
- Vốn đầu tư cũng như nguồn vốn tổng thể trong quy trình triển khai dự án và quy trình quản lý dự án xây dựng.
- Thời gian khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành.
Đối với các công trình dự án kinh doanh thì cần bổ sung thêm các thông tin dưới đây:
- Sản phẩm kinh doanh và quy mô công suất.
- Thiết bị được sử dụng.
- Các nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
- Nếu có vay vốn thì nêu rõ thời hạn hoàn trả cũng như khả năng thanh toán.
- Các thông tin liên quan đến việc bảo vệ môi trường nếu dự án có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được những thông tin thiết yếu và quan trọng liên quan đến quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Qua đó, có thể dễ dàng thực hiện công việc theo trình tự và tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm các bài viết khác tại: F&B Việt Nam
Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho F&B Việt Nam chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thì có thể tải APP F&B Việt Nam để cập nhật thông tin mới hằng ngày và đăng ký tài khoản miễn phí nhé!. Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.Trân trong cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.