Hiện nay nhu cầu có thêm không gian sống của các gia đình đang ngày càng tăng cao. Đối với những gia đình muốn sửa nhà nâng tầng để tăng thêm công năng sử dụng và thay đổi không gian sống cho phù hợp với nhu cầu của gia đình ngày nhưng rất nhiều hộ gia đình muốn nâng thêm 1 tầng thậm chí 2 đến 3 tầng nhưng kết cấu móng trước không đủ lực để đổ sàn bê tông chính vì vậy phương pháp đổ sàn giả là một phương án sửa chữa nâng tầng nhà hiệu quả nhất. Phương pháp đổ sàn giả giúp việc sửa chữa nâng tầng trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn so với phương pháp đổ sàn bê tông. Hoặc phương pháp đổ sàn giả áp dụng cho thế đất yếu để giảm tải trọng lực khi xây lên tầng cao.
Thế nào là đổ sàn giả?
Đổ sàn giả bê tông bằng vật liệu nhẹ là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay trong việc sửa nhà nâng tầng nhằm mục đích giảm chi phí đổ sàn, thi công nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Đây là phương pháp có thể áp dụng cho việc sửa chữa cả những căn nhà có kết cấu móng không đáp ứng cho việc đổ sàn bê tông.
Đổ sàn giả sử dụng các vật liệu nhẹ trong công trình bao gồm: sàn bê tông nhẹ và hệ thống khung thép. Trong đó, sàn bê tông siêu nhẹ bao gồm hệ thống dầm dự ứng lực, Gạch bê tông block siêu nhẹ và lưới thép.
Hiện nay trên thị trường có hai dạng cấu tạo sàn đúc giả phổ biến :
Dạng 1 : Sàn đúc giả sử dụng phương pháp thi công sàn đúc giả bằng tôn thép + lưới mắt cáo.
Dạng 2: Sàn đúc giả sử dụng phương pháp thi công sàn đúc giả bằng tấm Cemboard Thái Lan.
Ưu điểm của phương pháp nâng tầng bằng sàn đúc giả
Trong những năm gần đây, vật liệu nhẹ dần trở thành xu hướng trong xây dựng nhà ở đặc biệt là sửa nhà nâng tầng do những ưu điểm sau:
Chi phí, thời gian xây dựng được rút ngắn
Theo cách truyền thống, việc sửa nhà nâng tầng mất rất nhiều thời gian và khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn. Nhưng đối với sàn bê tông siêu nhẹ không những thời gian thi công ngắn mà chi phí thi công cũng thấp giúp bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định. Thực tế, việc nâng nền, sửa nhà bằng vật liệu nhẹ có thể tiết kiệm đến 30% tổng chi phí xây dựng.
Giảm trọng tải, đảm bảo độ bền cho công trình
Đối với những công trình sửa nhà nâng tầng việc bảo vệ lớp móng tốt thì công trình sẽ có độ bền cao. Do đó, việc sử dụng các vật liệu nhẹ có thể giảm trọng lượng của nền và giúp cho nền chắc và bền bỉ với thời gian hơn.
Đối với những ngôi nhà có nền móng, dầm nhà yếu không tải được một tải trọng lớn thì đúc sàn giả là giải pháp hiệu quả khi bạn muốn sửa nhà nâng tầng.
Đa chức năng
Vật liệu nhẹ thường có đặc tính cách nhiệt, chống cháy, kháng khuẩn và phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi nhiệt độ, và khả năng hạ nhiệt nhanh khi có khí hậu nóng. Đây cũng là một loại vật liệu thân thiện với môi trường.
Phương pháp làm sàn giả bằng thép tấm và lưới mắt cáo
Nhìn chung, nhà có sàn đổ giả thì khả năng chịu lực của sàn là tường chứ không phải cột. Các dầm của loại sàn này được đặt trên các dầm đỡ kéo dài dọc theo tường chịu lực nhằm phân bổ lực đều, tránh nứt tường theo phương thẳng đứng.
Khi đổ đến chiều cao của sàn, sẽ đổ bê tông cốt thép với kích thước 100 × 200 để giằng đầu tường và làm thành tấm mặt phẳng xà gồ.
• Sau khi đổ đà giằng xong, hoàn thiện lớp che bảo vệ xà gồ sắt 50x100x2mm (hệ khung chịu lực chính) với khoảng cách 500-600 (chiều rộng nhà 4m-3,5m). Nếu đường kính lớn hơn 4m thì phải dùng thép hình chữ I hoặc chữ C để tăng khả năng chịu lực cho sàn và tránh rung, lún khi sử dụng tải trọng lớn.
• Sắt hộp 4 × 8 hoặc 4x4cm được hàn dùng để liên kết hệ khung chính của xà gồ, lợp tôn với sóng tôn vuông góc với xà gồ.
• Rải một lớp lưới thép 6 tầng bằng thép với khoảng cách khoảng 30cm, hoặc dùng lưới thép bằng dây kim loại trải đều trên mặt sàn.
• Đổ một lớp bê tông dày 5-6 cm. Sau khi bê tông đã đông cứng thì trát vữa và lót gạch.
Đối với sàn đúc giả được làm bằng phương pháp này thì có ưu điểm là độ bền, tính vững chắc của sàn khá cao, gần tương đương với sàn bên tông. Tuy nhiên lại có một số hạn chế như : Chi phí khá cao, thời gian thi công dài, tải trọng của hệ thống sàn lớn, tốn khá nhiều chi phí nhân công..
Phương pháp làm sàn giả Cemboard Thái Lan
Nguyên tắc thi công của phương pháp này khá đơn giản. Được mô tả chi tiết như sau:
• Đầu tiên, cấu tạo của khung sắt. Nếu tường yếu hoặc khẩu độ lớn có thể cấy cột sắt vào giữa để tạo thành hệ thống chịu lực. Sử dụng sắt loại (I hoặc C) làm khung chịu lực chính để liên kết trực tiếp với hệ thống cột sắc ký. Khi đó chỉ sử dụng sắt hộp 4×8 hoặc 5×10cm làm dầm phụ, kết cấu ô lưới khoảng 60cm x 122cm.
• Đối với sàn có khẩu độ dưới 4m: thường sử dụng sắt hộp 50×100 trực tiếp vào hệ khung vách. Đặt tấm xi măng Cemboard 14mm hoặc 16mm trực tiếp lên hệ khung sắt, đồng thời dùng vít bít mũi để cố định lại với nhau nhằm tăng khả năng chịu tải, từ đó cố định vào hệ khung.
Sử dụng tấm Cemboars Thái Lan trong hệ thống sàn đúc giả có rất nhiều ưu điểm: Giá thành hợp lý, trọng lượng sàn nhẹ, giảm được kết cấu móng cột, thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, độ bền cao.Đây là phương pháp được khá nhiều nhà thầu sử dụng khi xây dựng nhà giả đúc và sửa chữa nâng tầng.
Trên đây là chia sẻ về thi công bằng sàn giả trong sửa chữa nâng tầng hoặc thi công nhà cao tầng để giảm tải trọng lực.
Để được tư vấn hỗ trợ thiết kế và thi công quý khách liên hệ
Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam
Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20, KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện Thoại: 024 6296 4626, 0862.399.529
Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com
Website:http://cdcfnbvietnam.com.vn