Mái nhà bê tông dán ngói thường được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt trong các biệt thự, nhà phố….. không những chống nóng hiệu quả mà còn lại giá trị thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp giá trị cho ngôi nhà.
Hãy cùng F&B tìm hiểu cấu tạo, cách thi công như thế nào và những mẫu mái bê tông đẹp hot hiện nay qua bài viết dưới đây.
Mái bê tông dán ngói là gì?
Là một loại mái ngói mới xuất hiện thời gian gần đây, khi nhìn tổng quan nó có kiểu dáng tương tự nhưng cách thi công hoàn toàn khác mái ngói truyền thống. Nó có cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối, được thiết kế và thi công có độ dốc tương tự độ dốc của mái bình thường, sau đó sử dụng ngói chuyên dụng dán lên trên để tạo thành mái hoàn chỉnh.
Cấu tạo mái bê tông dán ngói như thế nào?
Để biết rõ hơn về kiểu mái mới lạ này, ta cùng đi tìm hiểu về cấu cấu tạo chi tiết của nó. Bởi theo các chuyên gia xây dựng cho chúng tôi biết rằng, cấu tạo mái bê tông dán ngói khá phức tạp,
– Trần bê tông cốt thép là lớp chính của kết cấu mái, nó chịu lực chính và nâng đỡ các lớp khác bên trên. Thông thường dùng mác bê tông từ 200 đến 300 tùy theo yêu cầu của gia chủ và kinh nghiệm thực tế của nhà thầu. Trong đó mác bê tông cao dễ gây rạn nứt khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, ngược lại mác bê tông thấp dễ gây thấm dột
– Lớp Gachmat
Kết cấu mái bao gồm nhiều lớp mang lại vẻ đẹp và sự bền chắc cho ngôi Biệt Thự
– Lớp lưới gia cường là tăng tính bền vững cho phần mái, bên cạnh đó nó góp phần chống răn nứt
– Lớp keo chống thấm ngăn nước thấm qua khối bê tông, giúp hạn chế những trường hợp thấm dột có thể xảy ra
– Lớp vữa xi măng chuyên dụng làm nên độ phẳng và kết dính ngói
– Lớp ngói có các loại thông dụng là ngói đất nung và ngói dán bitum phủ đá….. Mỗi loại đều có ưu ngược điểm khác nhau, tùy theo điều kiện kinh phí đầu tư. Đồng thời cần phù hợp với bản vẽ chi tiết để làm nên tính thẩm mỹ cho công trình.
Với đặc điểm cấu tạo, cũng như những đặc trưng trên đây, mà những thiết kế mái nhà bê tông dán ngói ngày càng trở nên phù hợp với nhiều công trình. Những ưu và nhược điểm của loại mái nhà này cũng được cân nhắc sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Kỹ thuật làm mái nhà bê tông dán ngói
Để thực hiện được mái nhà bê tông dán ngói, từ trong bản vẽ thiết kế, cho đến thực tế quá trình thi công,… đều cần thực hiện cẩn thận và đúng yêu cầu kĩ thuật. Việc làm mái nhà bê tông dán ngói cần tuân thủ theo những quy trình như sau. Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về kết cấu, cách thi công loại mái nhà này. Trình tự thi công, kĩ thuật làm mái bao gồm:
Bước 1: Đầm bê tông cho mái
Kĩ thuật đầm bê tông cần được đội ngũ thợ thị công đảm bảo. Nếu đầm không chuẩn thì lớp bê tông mái có thể bị rỗng, gây nên khả năng chịu lực kém và rất dễ bị thấm dột.
Việc đầm bê tông mái cẩn thận sẽ giúp cho lấp kín các khoảng hở của cốt thép trong mái.
Bước 2: Gia cường bề mặt mái và chống thấm cho mái bê tông dán ngói
Bước này trong khi thực hiện cũng cần lưu ý. Sau khi đầm bê tông xong, xoa phẳng cho bề mặt thì bạn cần rắc một lớp xi măng mỏng lên trên bề mặt của mái. Lớp xi măng này nên được rắc mỏng, thưa và dùng bàn xoa gỗ xoa đều lên. Tác dụng của lớp gia cường này giúp cho bề mặt của mái được chống thấm một cách an toàn và tạo nên lớp chắn phòng ngừa cho bước đầm bê tông trước đó. Có tác dụng làm kiên cố hơn phần mái.
Bước 3: Cần bảo dưỡng mái bê tông
Ngay khi gia cường mái bê tông xong, bạn cần tiến hành bảo dưỡng mái bê tông. Bảo dưỡng sẽ giúp cho bề mặt mái không bị mất nước, hạn chế hiện tượng nứt mái trong quá trình thi công.
Bước 4: Thực hiện dán ngói lên bề mặt mái bê tông
- Cần căng dây lấy cốt khi thi công để bảo đảm độ chính xác. Theo kinh nghiệm thực tế đối với ngói sóng nhỏ thường dán từ trái sang phải và ngược lại đối với ngói sóng lớn.
- Khi dán sẽ đắp xi măng với lượng thích hợp vào mặt trái viên ngói, sau đó bay vét bỏ bớt phần thừa và dán lên bê tông.
- Tránh để vữa bám lên mặt ngói quá lâu sẽ tạo thành vế bẩn rất khó làm sạch
- Khoảng cách mương nóc phải đúng tiêu chuẩn, tránh để khoảng cách lớn làm cho các viên ngói không khít nhau, làm cho nước chảy vào trong gây thấm dột.
Một số điều cần lưu ý khi thi công.
- Loại mái bê tông dán ngói có trọng lượng khá nặng, do đó tốt nhất cần chọn ngói dán có trọng lượng nhẹ.
- Sử dụng các ngói chất lượng có kích thước đồng đều, có khả năng chống thấm hiệu quả và thẩm mỹ cao.
- Cần thi công đúng theo quy trình kỹ thuật ngay từ đầu, từ khâu trộn vữa đến lợp ngói hoàn thành.
- Cần có công đoạn bảo dưỡng cho phần mái bê tông, như che chắn khi mưa, tưới nước hợp lý để giữa độ ẩm, để có chất lượng bê tông tốt, tránh rạn nứt gây thấm dột.
- Độ dốc tốt nhất trong khoảng từ 30 đến 60 độ, để có được độ dốc lớn để dễ dàng thoát nước không gây ứ đọng.
Những loại công trình thích hợp phương pháp này?
Thời gian gần đây có thể dễ dàng nhận thấy mái bê tông dán ngói được sử dụng rất phổ biến đối với các nhà ở dân dụng, bởi nó mang đến cho công trình nhà ở nhiều ưu điểm. Nó được sử dụng trong những trường hợp nào, ta cùng tham khảo những kinh nghiệm của của các kỹ sư về vấn đề này.
Những kiểu Biệt Thự có mái phức tạp sẽ vô cùng thích hợp khi sử dụng phương pháp này
Do không có sự khác biệt lớn về kiểu dáng, nên nó có thể được sử dụng ở bất kỳ công trình nào sử dụng mái ngói thông thường như nhà phố, nhà vườn, Biệt Thự. Nhưng có một yếu tố quan trọng đó là chi phí đầu tư cao hơn, Đặc biệt đối với các công trình nhà phố có kiểu mái hỗn hợp, mái Thái, mái giật cấp phức tạp sẽ càng thích hợp hơn, nhằm có được tính thẩm mỹ, cũng như độ bền chắc cho tổng thể công trình.
Ưu nhược điểm của mái bê tông dán ngói
Ưu điểm:
Có khả năng chống nóng và chống thấm hiệu quả hơn, do được cấu tạo từ nhiều lớp.
- Khả năng chịu lực tốt và có độ bền cao đối với các cảnh hưởng của thời tiết như mưa, gió, bão. Điều nàu có thể so sánh với mái bằng bê tông, những loại mái dốc khác khó có thể sánh bằng.
- Chống ồn tốt, khi mưa trong nhà không nghe tiếng động lớn.
- Mái dốc nên luôn sạch và không tích tụ bụi bẩn như mái bằng.
- Có tính an toàn do nó không dễ phá dỡ và đột nhập như mái tôn, mái ngói thường.
Tính thẩm mỹ không chỉ dùng chống nóng chống thống tốt mà còn mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà với nhiều loại hình ngôi nhà và kiểu dáng khác nhau
Nhược điểm
- Có cấu tạo và thiết kế khá phức tạp nên khi thi công sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
- Kinh phí đầu tư cao hơn mái thông thường do có nhiều chi tiết và phức tạp.
- Dễ bị nứt do thay đổi nhiệt độ và gây nên thấm dột nếu không được thi công bài bản.
- Có độ dốc nên khó thi công, do đói đời hỏi phải có đội thợ chuyên nghiệp.
+ Mái bê tông dán ngói có thể dễ dàng bị co ngót do những điều kiện về thời tiết nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
+ Mái nhà bê tông dán ngói cũng khó xử lý hơn nếu không may bị thấm hay dột.
Một số Mẫu nhà bê tông dán ngói đẹp
Một số thông tin sơ lược về ưu nhược điểm và cấu tạo của mái bê tông dán ngói và một số mẫu thiết kế đẹp. Hy vọng có thể cung cấp cho gia chủ một số ý tưởng cần thiết, để có thể áp dụng cho ngôi nhà của chính mình. Nếu bạn đang định xây nhà hoặc cần sửa chữa những chưa biết phải làm thế nào hãy liên hệ với để được tư vấn hỗ trợ