XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI TƯỜNG BỊ THẤM NƯỚC?

Hiện tượng thấm nước trong nhà phố, chung cư hay những khu cao cấp đang là vấn đề được quan tâm, và nó xuất hiện khá phổ biến mà cách khắc phục thì không dứt điểm đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta thì việc tường nhà bị thấm xảy ra rất nhiều.

 Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: “Nhà tôi mới xây dựng cách đây 2 năm, vậy mà tường nhà, trần nhà đã bắt đầu có dấu hiệu ngấm nước, mỗi khi trời mưa thì có hiện tượng dột nhỏ”, hoặc 1 câu hỏi khác : “Tôi mới mua nhà được hơn một năm mà  phía mặt tiền hành lang ban công đã bị “ điểm hoa”. Lý do là sau những ngày mưa liên tục, phần tường bao quanh bị ngấm nước, tạo thành các mảng loang lổ. Theo các bạn, tôi nên thuê thợ trát lại tường hay chỉ cần sơn chống thấm đè lên mảng tường bẩn là được? Nếu sơn thì chỉ cần làm trong nhà hay cả mặt ngoài nữa?”

Cách khắc phục hiện tượng ẩm mốc
Tường nhà thị thấm dột Sơn bong tróc

Việc thấm nước này không những gây mất thẩm mỹ cho kiến trúc nhà, mà về lâu dài nó có thể là mối hiểm họa lớn cảnh báo tình trạng xuống cấp của căn nhà.

 Một số nguyên nhân của việc thấm nước: 

  • Trong phần thi công xây dựng nhà phố hay chung cư thường các kỹ thuật xây dựng rất quan trọng và nếu không thực hiện đúng cũng như khâu thi công không chặt chẽ rất dễ xảy ra lỗi kỹ thuật, gây nên tình trạng thấm nước vào chân tường, trần nhà…v..v…
  •  Do các vật liệu xây dựng và hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, qua thời gian sử dụng và sự khắc nghiệt của thời tiết, có thể lắm, từ những lỗ nhỏ li ti ấy sẽ là khởi đầu của tình trạng thấm dột. 
  •  Do các vết nứt, lỗ hở, hoặc chung cư, nhà phố đã cũ. Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.
  • Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà; rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt; mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
  •  Công ty cồ phần tư vấn thiết kế và thi công F&B Việt Nam đưa ra cho bạn một số giải pháp xử lý cho nhà đã và đang bị thấm dưới đây.

 Nếu tường bị thấm ở vị trí đã được trang trí trong ngôi nhà

Bạn có thể dùng mẹo nho nhỏ để vừa giúp chống thấm vừa trang trí thêm cho bức tường. Ví dụ bạn có thể dùng gạch đá hoa hoặc dùng gỗ để ốp lên chỗ tường bị thấm.

Thi-cong-op-gach-da-cho-tuong bị thấm

 Sủi bỏ lớp sơn cũ rồi dùng bộ trét kỹ, sau đó dùng sơn kiềm lót ngoài trước khi sơn nước phủ lên. Lưu ý, tất cả bột trét và sơn đều dùng loại tốt, chuyên dùng ngoài trời, có độ kiềm cao, chống thấm, ẩm mốc… Đây cũng chỉ là giải pháp chữa cháy, không đảm bảo sẽ hết ngấm nước triệt để. 

  Nếu dột từ trên mái:

  •  Có thể trám bít vết nứt trên máng xối,..bằng hỗn hợp xi măng , cát và chất chống thấm độ dày 1cm, chắc chắn rằng không có chỗ nào rò rỉ nước vào đỉnh mái.
  •  Nếu thấm trên trần nhà sử dụng cách be mặt mái bằng cốp pha kín, đổ xi măng và vữa để chúng qua các khe rỗng, ngấm vào bề mặt bê tông, khi ngưng kết bê tông sẽ liên lại bằng việc trám những khe rỗng này, xử lí lại bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

Tường nhà cũ bị nứt

Tường nhà bị nứt ít

 Việc chống thấm tường nhà cũ bằng sơn cũng là một giải pháp hiệu quả mà được rất nhiều người tin dùng hiện nay, việc này thích hợp cho việc chống thấm tường nhà cũ và chống thấm tường ngoài trời.

Cách chống thấm tường nhà triệt để 100% - tiết kiệm chi phí
Chống thắm nhà bằng Sơn chống thấm

Với ưu điểm vượt trội hơn so với các dòng sơn thông thường, và có khả năng chống thấm tốt, bám dính tốt, kháng tia UV, không phai màu

Tường nhà bị nứt nhiều

Nếu tường nhà cũ bị thấm nước hoặc nứt nhiều thì giải pháp là cách khắc phục bằng vật liệu chống thấm như xi măng sẽ đem lại hiệu quả cao vào lâu dài.

Các loại vật liệu như xi măng khi trộn nên và dùng thì có khả năng bám dính cực kì tốt, có thể bán dính trên bề mặt nứt tường nhà cũ…

Lưu ý:  Sau khi thi công bề mặt bằng tường bằng vật liệu gốc xi măng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì cần trát vữa và ốp gạch.

Nếu vị trí thấm là tầng hầm, bể ngầm, hố thang máy…

Việc xử lý chống thấm đơn giản nhất là bơm loại keo chống thấm ngược (keo trương nở chống thấm). Keo này khi gặp nước sẽ trương phình ra (tối đa 12 lần), đến 2-3 tiếng sau sẽ hoàn toàn khô cứng và bịt kín các khe nứt.

Xử lý chống thấm bằng keo

Nếu chân tường vệ sinh bị thấm, cách xử lý tốt nhất như sau:

Đục viên men (mặt trong nhà vệ sinh) gần vị trí thấm và kiểm tra tình trạng ống nước nơi đó (thường là do bị rò rỉ tại vị trí co nối, hoặc do bị bể ống nước)

Chất liệu sử dụng để chống thấm: 

  • Sử dụng loại sơn nhũ tương, có thể chống thấm nước có lẫn clo và sunfat.
  • Nhựa chống thấm Eniroof dung để tạo một lớp phủ chống thấm nước.
  • Lớp phủ chống nước Acrytic, là một hợp chất một thành phần polymer và các phụ gia đặc biệt, có đặc tính liên kết tốt, chống thấm cho sân thượng, mái, ban công,.

Đối với những công trình chuẩn bị xây dựng và cải tạo sửa chữa và bạn đang tìm hiểu phương pháp chống thấm hiệu quả,

 Chúng tôi khuyên bạn nên tìm 1 đơn vị thi công uy tín để tiến hành báo giá sửa chữa và xây dựng, hoặc bạn có thể tìm hiểu 1 số phương pháp thi công đúng kỹ thuật để theo sát họ trong quá trình thi công, như vậy sẽ giúp cho công trình của bạn an toàn và đạt chất lượng ngay từ ban đầu.

  • Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%
  • Các khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh ) hệ thống cấp thoát nước cần  tránh  thiết kế đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.
  • Đánh dốc đủ (2 – 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế trí ga thu hợp lý.
  • Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt.
  • Bảo vệ kết cấu bao che (tường) – đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.
  •  Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.

Mong rằng một số chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề của mình.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ:

Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Thi công F&B Việt Nam

Địa chỉ: Số nhà B27, lô 20 , KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện Thoại: 024 6296 4626, 0914.383.286

Email: cdc.fnbvietnam@gmail.com

Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ và dự án F&B Việt Nam thi công tại các kênh truyền thông:

Fanpage: https://www.facebook.com/cdcfnbvietnam

Website: http://cdcfnbvietnam.com.vn/

Tin Liên Quan